Bài quyền Ngọc trản ngân đài – Văn hóa Võ cổ truyền Việt Nam
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Bài quyền Ngọc trản ngân đài – Văn hóa Võ cổ truyền Việt Nam
Ngọc trản ngân đài (chén ngọc trên đài bạc) hay Ngọc trản quyền là một bài quyền với những kỹ thuật tiêu biểu cho võ thuật cổ truyền dân tộc và là bài chính thống, đặc trưng của đất võ Bình Định. Bài quyền này được Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần thứ 3 do Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam phối hợp với ĐH Thể dục Thể Thao tổ chức tại TP. HCM vào tháng 4 năm 1995, thống nhất đưa vào chương trình quy định chung của tất cả các võ phái cổ truyền trên toàn quốc.
Không ai biết bài quyền Ngọc Trản có từ bao giờ và xuất xứ ở đâu, nhưng theo lưu truyền trong dân gian, bài quyền này nguyên khởi từ võ phái An Vinh của võ sư Hương Mục Ngạc. Trong quá trình tìm tư liệu để nghiên cứu về nguồn gốc và đặc trưng võ cổ truyền Bình Định, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bài thiệu quyền Ngọc trản trong gia phả họ Trương ở Phù Mỹ.
Theo ông Trương Đức Hồng, người hiện đang lưu giữ cuốn sách võ này, thì ông tổ dòng họ Trương là Trương Đức Thường người xứ Thanh Hà, tỉnh Hải Dương vào khai sơn phá thạch ở vùng núi Ngạch (nay thuộc xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ) vào đầu thế kỷ thứ XVII (khoảng năm 1605). Sau đó mới đến định cư ở thôn Phú Thiện (xã Mỹ Hòa, Phù Mỹ) cho đến ngày nay. “Khi ấy, cả vùng đất quanh nơi này hãy còn là chốn rừng núi. Tổ tiên chúng tôi phải luyện tập võ nghệ để đương đầu với thú dữ và những hiểm nguy nơi vùng đất mới. Tôi nghĩ, đó là lý do mà tổ tiên chúng tôi biên chép và truyền tụng những thế võ trong cuốn sách này” - ông Hồng nói.
Cũng theo ông Hồng thì trong gia phả của dòng tộc, dòng họ Trương nhiều người học giỏi, thi đỗ cử nhân, cả văn lẫn võ và hầu như đều theo nghiệp văn chương và nghiệp võ. Như ông Trương Đức Giai, Trương Đức Lân, Trương Trạch… đều đỗ cử nhân võ. Trong đó, ông Trương Trạch chính là thầy dạy võ cho ông Trương Thanh Đăng, sau này làm chưởng môn phái Sa Long Cương (một trong những môn phái có ảnh hưởng lớn ở Nam Bộ). Còn căn cứ vào bài vị thờ ông Trương Đức Giai tại từ đường họ Trương, thì ông Giai chính là người biên soạn tập sách võ hiện vẫn còn lưu truyền trong dòng họ Trương.
Với việc phát hiện ra bài thiệu, các nhà nghiên cứu mới nhận thức được tính liên hoàn âm – dương xuyên suốt cả bài quyền và chỉnh lý được những sai lầm do việc lưu truyền “tam sao thất bổn” trước đây.
Bài quyền Ngọc trản hiện vẫn được lưu truyền và phổ biến rộng rãi trong dân gian với luyện tập công phu. Ngọc trản ngân đài khai thác các tư thế nghịch tréo của bộ pháp kết hợp với sự dịch chuyển trọng tâm liên tục. Để thăng bằng được tốt, các tư thế di chuyển trong bài quyền được biến hoá thật linh hoạt, khi thì mặt chân bối (chân trụ) được tạo trước rồi trọng tâm mới di chuyển, lúc thì di chuyển trọng tâm trước rồi mới tạo mặt chân bối sau, nên thấy vững mà không, không mà vững, lảo đảo ngả nghiêng như người say rượu. Hơn nữa chính thân pháp ngả nghiêng đã tạo đà tốt cho thủ pháp, hai tay hoạt động đồng bộ, hòa quyện với nhau một cách nhuần nhuyễn làm tăng thêm uy lực cho động tác tấn công và thêm kín đáo cho việc phòng thủ.
Bài quyền này tấn công công phu, toàn diện, chắc đòn, kết hợp nhu cương đúng lúc, đúng chỗ. Phòng thủ kín đáo với những thế né tránh, phản đòn lợi hại. Thân pháp nhẹ nhàng, linh hoạt khi di chuyển, và ra đòn vững chắc, mạnh mẽ khi đứng trụ. Bộ tay dữ dội, nhanh, chính xác, có lúc vờ như thủ để đánh lừa đối phương, hay dụ đối phương với thế vây hãm để tiêu diệt theo dạng “hư hư thực thực”.
“Chén ngọc trên đài bạc”- ẩn ý người xưa
Ngọc trản ngân đài – Chén ngọc trên đài bạc, ẩn ý của người xưa khi đặt tên bài quyền và lời thiệu của bài quyền này thế nào, hiện có những giải thích khác nhau.
Võ sư Nguyễn Anh Dũng cho rằng: “Võ công và chén rượu, hình như có sự gắn bó ngàn đời. Trước khi lên đường ra chiến trận, được vua ban ngự tửu chúc kỳ khai đắc thắng, lúc ca khúc khải hoàn cũng được vua đón tận cổng thành, tự tay rót rượu mừng mã đáo công thành. Hoặc việc chinh chiến, không về cũng thường tình như uống chén rượu vậy thôi.”
Tuy nhiên, võ sư Hồ Bửu, giám đốc Võ đường Tây Sơn – Bình Định tại Mỹ, một trong những học trò của hai võ sư Diệp Bảo Sanh (chưởng môn nhân đời thứ hai của Bình Thái Đạo) và Hồ Nhu (tức Hồ Ngạnh), lại tìm ý nghĩa của bài quyền Ngọc Trản từ những liên tưởng khác.
Võ sư Hồ Bửu cho rằng: Bài Ngọc Trản, có câu mở đầu Ngọc Trản ngân đài, tả hữu tấn khai. Ngọc trản (chén ngọc, chén nhỏ uống rượu hay trà), ngân đài (đĩa bạc có chân dùng để đặt trái cây cúng). Nhà của người Việt, hầu hết đều có một bàn thờ tổ tiên ông bà. Trên bàn thờ ấy, phía trước là cặp chân đèn cầy, chính giữa là một cái lư hương. Kế đến phía trong, và trước bài vị là lục bình cắm hoa, một đĩa bằng bạc có chân, người Bình Định gọi là cổ bồng, đặt trái cây, và bộ tách trà hay một nậm rượu với những chén ngọc nhỏ nhắn xinh xinh. Gia đình giàu có thì chén ngọc đũa ngà, cổ bồng bằng bạc; còn nhà nghèo khó cũng cố gắng lựa một bộ chén và cái đĩa đựng trái cây đẹp nhất, mà với họ quý như ngọc như ngà, để cúng kiến ông bà. Chén ngọc và đĩa bạc là hai vật thể làm sao có thể khai mở tiến ra bên trái bên phải? Thực ra câu thiệu này ngụ ý nói tổ tiên đã bỏ công sức, mồ hôi nước mắt và cả xương máu để xây đắp ngôi nhà và đất nước Việt Nam… Vậy điều đầu tiên của người học võ là phải biết tri ân các bậc tiền nhân và phải noi gương dấn thân bảo vệ non sông để Tổ quốc này mãi mãi trường tồn.”
Mỗi bài thiệu của võ Bình Định, ngay từ cái tên, đã hàm chứa một triết lý, một thông điệp của tiền nhân. Hình ảnh bài quyền Ngọc trản ngân đìa – “chén ngọc trên đài bạc” là một trong những giá trị văn hóa tinh thần trong di sản văn hóa vô giá: Võ cổ truyền Bình Định.
Không ai biết bài quyền Ngọc Trản có từ bao giờ và xuất xứ ở đâu, nhưng theo lưu truyền trong dân gian, bài quyền này nguyên khởi từ võ phái An Vinh của võ sư Hương Mục Ngạc. Trong quá trình tìm tư liệu để nghiên cứu về nguồn gốc và đặc trưng võ cổ truyền Bình Định, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bài thiệu quyền Ngọc trản trong gia phả họ Trương ở Phù Mỹ.
Theo ông Trương Đức Hồng, người hiện đang lưu giữ cuốn sách võ này, thì ông tổ dòng họ Trương là Trương Đức Thường người xứ Thanh Hà, tỉnh Hải Dương vào khai sơn phá thạch ở vùng núi Ngạch (nay thuộc xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ) vào đầu thế kỷ thứ XVII (khoảng năm 1605). Sau đó mới đến định cư ở thôn Phú Thiện (xã Mỹ Hòa, Phù Mỹ) cho đến ngày nay. “Khi ấy, cả vùng đất quanh nơi này hãy còn là chốn rừng núi. Tổ tiên chúng tôi phải luyện tập võ nghệ để đương đầu với thú dữ và những hiểm nguy nơi vùng đất mới. Tôi nghĩ, đó là lý do mà tổ tiên chúng tôi biên chép và truyền tụng những thế võ trong cuốn sách này” - ông Hồng nói.
Cũng theo ông Hồng thì trong gia phả của dòng tộc, dòng họ Trương nhiều người học giỏi, thi đỗ cử nhân, cả văn lẫn võ và hầu như đều theo nghiệp văn chương và nghiệp võ. Như ông Trương Đức Giai, Trương Đức Lân, Trương Trạch… đều đỗ cử nhân võ. Trong đó, ông Trương Trạch chính là thầy dạy võ cho ông Trương Thanh Đăng, sau này làm chưởng môn phái Sa Long Cương (một trong những môn phái có ảnh hưởng lớn ở Nam Bộ). Còn căn cứ vào bài vị thờ ông Trương Đức Giai tại từ đường họ Trương, thì ông Giai chính là người biên soạn tập sách võ hiện vẫn còn lưu truyền trong dòng họ Trương.
Với việc phát hiện ra bài thiệu, các nhà nghiên cứu mới nhận thức được tính liên hoàn âm – dương xuyên suốt cả bài quyền và chỉnh lý được những sai lầm do việc lưu truyền “tam sao thất bổn” trước đây.
Bài quyền Ngọc trản hiện vẫn được lưu truyền và phổ biến rộng rãi trong dân gian với luyện tập công phu. Ngọc trản ngân đài khai thác các tư thế nghịch tréo của bộ pháp kết hợp với sự dịch chuyển trọng tâm liên tục. Để thăng bằng được tốt, các tư thế di chuyển trong bài quyền được biến hoá thật linh hoạt, khi thì mặt chân bối (chân trụ) được tạo trước rồi trọng tâm mới di chuyển, lúc thì di chuyển trọng tâm trước rồi mới tạo mặt chân bối sau, nên thấy vững mà không, không mà vững, lảo đảo ngả nghiêng như người say rượu. Hơn nữa chính thân pháp ngả nghiêng đã tạo đà tốt cho thủ pháp, hai tay hoạt động đồng bộ, hòa quyện với nhau một cách nhuần nhuyễn làm tăng thêm uy lực cho động tác tấn công và thêm kín đáo cho việc phòng thủ.
Bài quyền này tấn công công phu, toàn diện, chắc đòn, kết hợp nhu cương đúng lúc, đúng chỗ. Phòng thủ kín đáo với những thế né tránh, phản đòn lợi hại. Thân pháp nhẹ nhàng, linh hoạt khi di chuyển, và ra đòn vững chắc, mạnh mẽ khi đứng trụ. Bộ tay dữ dội, nhanh, chính xác, có lúc vờ như thủ để đánh lừa đối phương, hay dụ đối phương với thế vây hãm để tiêu diệt theo dạng “hư hư thực thực”.
“Chén ngọc trên đài bạc”- ẩn ý người xưa
Ngọc trản ngân đài – Chén ngọc trên đài bạc, ẩn ý của người xưa khi đặt tên bài quyền và lời thiệu của bài quyền này thế nào, hiện có những giải thích khác nhau.
Võ sư Nguyễn Anh Dũng cho rằng: “Võ công và chén rượu, hình như có sự gắn bó ngàn đời. Trước khi lên đường ra chiến trận, được vua ban ngự tửu chúc kỳ khai đắc thắng, lúc ca khúc khải hoàn cũng được vua đón tận cổng thành, tự tay rót rượu mừng mã đáo công thành. Hoặc việc chinh chiến, không về cũng thường tình như uống chén rượu vậy thôi.”
Tuy nhiên, võ sư Hồ Bửu, giám đốc Võ đường Tây Sơn – Bình Định tại Mỹ, một trong những học trò của hai võ sư Diệp Bảo Sanh (chưởng môn nhân đời thứ hai của Bình Thái Đạo) và Hồ Nhu (tức Hồ Ngạnh), lại tìm ý nghĩa của bài quyền Ngọc Trản từ những liên tưởng khác.
Võ sư Hồ Bửu cho rằng: Bài Ngọc Trản, có câu mở đầu Ngọc Trản ngân đài, tả hữu tấn khai. Ngọc trản (chén ngọc, chén nhỏ uống rượu hay trà), ngân đài (đĩa bạc có chân dùng để đặt trái cây cúng). Nhà của người Việt, hầu hết đều có một bàn thờ tổ tiên ông bà. Trên bàn thờ ấy, phía trước là cặp chân đèn cầy, chính giữa là một cái lư hương. Kế đến phía trong, và trước bài vị là lục bình cắm hoa, một đĩa bằng bạc có chân, người Bình Định gọi là cổ bồng, đặt trái cây, và bộ tách trà hay một nậm rượu với những chén ngọc nhỏ nhắn xinh xinh. Gia đình giàu có thì chén ngọc đũa ngà, cổ bồng bằng bạc; còn nhà nghèo khó cũng cố gắng lựa một bộ chén và cái đĩa đựng trái cây đẹp nhất, mà với họ quý như ngọc như ngà, để cúng kiến ông bà. Chén ngọc và đĩa bạc là hai vật thể làm sao có thể khai mở tiến ra bên trái bên phải? Thực ra câu thiệu này ngụ ý nói tổ tiên đã bỏ công sức, mồ hôi nước mắt và cả xương máu để xây đắp ngôi nhà và đất nước Việt Nam… Vậy điều đầu tiên của người học võ là phải biết tri ân các bậc tiền nhân và phải noi gương dấn thân bảo vệ non sông để Tổ quốc này mãi mãi trường tồn.”
Mỗi bài thiệu của võ Bình Định, ngay từ cái tên, đã hàm chứa một triết lý, một thông điệp của tiền nhân. Hình ảnh bài quyền Ngọc trản ngân đìa – “chén ngọc trên đài bạc” là một trong những giá trị văn hóa tinh thần trong di sản văn hóa vô giá: Võ cổ truyền Bình Định.
Similar topics
» Yến Phi Quyền – Tinh hoa Võ cổ truyền Việt Nam
» Cách tập “công phu” xưa và nay của võ cổ truyền Việt Nam
» Lão Hổ Thượng Sơn một trong 10 bài quốc Võ Việt Nam
» Võ cổ truyền côn pháp: Tấn nhất ô du
» Hùng kê quyền
» Cách tập “công phu” xưa và nay của võ cổ truyền Việt Nam
» Lão Hổ Thượng Sơn một trong 10 bài quốc Võ Việt Nam
» Võ cổ truyền côn pháp: Tấn nhất ô du
» Hùng kê quyền
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Sun Mar 11, 2012 10:18 am by DragonSpirit
» Trốc Cước Phần một
Sun Mar 11, 2012 10:18 am by DragonSpirit
» Bí Quyết Luyện Khí Công Của Người Nhật
Sun Mar 11, 2012 10:16 am by DragonSpirit
» Bí Quyết Luyện Khí Công Của Người Nhật
Sun Mar 11, 2012 10:16 am by DragonSpirit
» Sự Thật Và Huyền Thoại Môn Phái Cái Bang
Sun Mar 11, 2012 10:15 am by DragonSpirit
» Uống nhiều nước khi luyện tập có thể gây tử vong
Sun Mar 11, 2012 10:14 am by DragonSpirit
» Căn Bản - Tập Nóng Người
Sun Mar 11, 2012 10:13 am by DragonSpirit
» Phách Quải Quyền
Sun Mar 11, 2012 10:12 am by DragonSpirit
» ''Cười'' Không Biết Là Phải Mặc Quần Áo
Sun Mar 11, 2012 10:11 am by DragonSpirit
» Bán"Côn Nhị Khúc" đủ loại - nunchaku - connhikhuc - con nhi khuc - bokken - kendo - karate - aikido
Fri Mar 09, 2012 9:13 am by DragonSpirit
» Yến Phi Quyền – Tinh hoa Võ cổ truyền Việt Nam
Thu Mar 08, 2012 6:36 pm by DragonSpirit
» Bài quyền Ngọc trản ngân đài – Văn hóa Võ cổ truyền Việt Nam
Thu Mar 08, 2012 6:27 pm by DragonSpirit
» Lão Hổ Thượng Sơn một trong 10 bài quốc Võ Việt Nam
Thu Mar 08, 2012 6:23 pm by DragonSpirit
» Hùng kê quyền
Thu Mar 08, 2012 6:21 pm by DragonSpirit
» Kỹ thuật đánh mộc nhân – Phái Nam Huỳnh Đạo
Thu Mar 08, 2012 6:20 pm by DragonSpirit