Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tấn Pháp Vovinam – Việt Võ Đạo

Go down

Tấn Pháp Vovinam – Việt Võ Đạo Empty Tấn Pháp Vovinam – Việt Võ Đạo

Bài gửi by DragonSpirit Mon Mar 05, 2012 8:59 pm

Tấn pháp Vovinam – Việt Võ Đạo gồm 5 bộ căn bản. Mỗi bộ chia ra 3 phương vị: Thượng- Trung- Hạ và các thế tấn phụ có xuất xứ từ 5 bộ chính. Ngoài ra, còn có 5 thế tấn đặc biệt, trong đó có thế Lăng Không Tấn đã cùng với 21 đòn tấn công trên không bằng chân là hai đặc thù khá quen thuộc của môn phái Vovinam – Việt Võ Đạo.

Nguyên tắc: “Ngũ trực” (Năm cái thẳng) được triệt để áp dụng khi luyện tấn pháp, buộc toàn thể môn sinh thực hiện.

1. Đầu thẳng (không nguớc lên hoặc cúi xuống) thì Trung Trực.

2. Mắt thẳng (không nhìn xuống, nhìn lên, liếc ngang) thì Chính Khí

3. Cổ thẳng (không nghiêng lệch) thì Bất Khuất, Bất Sỉ.

4. Vai thẳng (không bên cao, bên thấp) thì Công Bằng, Sáng Suốt.

5. Lưng thẳng (không cong, không ưỡn) thì Uy Dũng, Không Hèn.

Năm bộ Tấn chính

1. Bình Tấn: có nghĩa là cân bằng không nặng không nhẹ. Sức nặng có thể chia đều lên hai chân.

2. Đinh Tấn: có hai nghĩa:

a. Giống chữ Hán丁(Đinh) truớc ngang sau thẳng (hơi chéo)

b. Theo nghĩa chữ Đinh là cái đinh, cái đùi bằng sắt, trước dọc sau ngang.

Môn phái sử dụng Đinh tấn theo hình thức: Trước ngang sau thẳng.

3. Trảo Mã Tấn: có nghĩa là tấn móng ngựa.

4. Độc cước Tấn: có nghĩa là Tấn một chân.

5. Hồi tấn còn gọi là Qui Tấn: có nghĩa là Tấn để trở về, đổi hướng.
Năm bộ đặc biệt

1. Lăng Không Tấn: tấn luớt nguời lên không (dùng trong 21 đòn chân)

2. Ngọa tấn: tấn nằm (xấp, ngửa, nghiêng), dùng trong các thế vật.

3. Tọa tấn: Tấn ngồi (xổm, bẹp) dùng trong các thế khóa nằm.

4. Đọa tấn: tấn té (xấp, ngửa, nghiêng). Thủ tấn: Tấn tay (trồng chuối, lộn bằng tay khi té)

5. Tâm tấn: tấn tri giác (nội công, khí công để định lực tinh thần).

Xác định vị trí và hướng Tấn

1. Vị trí tấn: luôn luôn lấy chân trụ để định vị trí tấn.

a. Đinh tấn phải: có nghĩa là chân phải trụ phía truớc

b. Trảo mã phải: có nghĩa là chân phải trụ phía sau

c. Quỵ tấn phải: có nghĩa là chân phải quỳ phía trước

d. Độc cước phải: có nghĩa là chân phải trụ, chân trái co lên.

2. Hướng tấn: các loại tấn khác định hướng Phải – Trái, Thuận – Nghịch

a. Hồi tấn phải: có nghĩa là chân Trái bước chéo về bên phải, truớc và sát chân Phải.

b. Tấn Thuận: có nghĩa là bước về phía Trước.

c. Tấn Nghịch: có nghĩa là lui về phía Sau

Năm bộ Tấn và các Tấn phụ

I. Bộ Bình Tấn:

1. Nghiêm Lễ tấn

2. Lập Tấn Cao: như thể nghiêm lễ, hai tay thành quyền ngửa, sát bên hông

3. Lập Tấn Thấp: (Nhu khí công quyền 1) như Lập tấn cao, nhưng rùn thấp.

4. Thuợng Bình Tấn: (Hai chân giang rộng bằng hai vai, bàn chân song song, người hơi rùn xuống)

5. Trung Bình Tấn: Hai chân giang rộng bằng 3 đến 4 bàn chân. Hai đùi song song với mặt đất, cẳng chân thẳng với góc mặt đất.

6. Hạ Bình Tấn: giống nhu Trung Bình tấn, nhưng rùn gần đất, khoảng cách hai bàn chân từ 4 đến 5 chiều dài bàn chân (Hồ tấn).

II. Bộ Đinh Tấn:

1. Đinh Tấn Dọc (trước và sau): Chân trụ phía trước nằm ngang chịu 80% sức nặng, chân kia thẳng, bàn chân hơi chéo về phía truớc.

2. Đinh Tấn Ngang (cao – thấp): chân trụ hướng phải hoặc trái nằm ngang, chân kia thẳng (Mài thiền sư – Xà tấn).

3. Đinh Tấn Chéo (tam giác tấn): chéo bên phải hoặc trái.

III. Bộ Trảo Mã Tấn

1. Trảo Mã Tấn: một chân trụ phía sau chịu 90% sức nặng toàn thân, chân kia đặt hờ trên mặt đất. Hai đầu gối gần nhau, mũi bàn chân hơi cong hoặc thẳng.

2. Cung Tiền Tấn Cao: chân sau ngang chân trước, mũi bàn chân thẳng về trước, sức nặng chia đều trên hai đầu chân (thế thủ) chân thẳng.

3. Cung Tiền Tấn Thấp: như Cung Tiền Tấn Cao nhưng chân sau chịu 70% sức nặng, đùi ngang với mặt đất, chân truớc chịu 30% sức nặng hơi cong đầu gối (khoảng cách giữa hai chân chừng 70cm).

4. Quỵ tấn cao: quỳ, mông không chạm gót.

5. Quỵ tấn thấp: quỳ, mông đặt trên chân quỳ.

IV. Độc cước Tấn: một chân trụ chịu 100% sức nặng co thể, chân kia co lên khỏi mặt đất.

1. Nhất Trụ Kình Thiên: (chân co ép sát chân trụ, đùi thẳng góc với thân người, mũi chân hướng xuống đất hoặc co xếp chéo phía truớc gót chân sát nguời phía dưới hạ bộ, mũi chân hướng chéo xuống đất.

2. Độc cước Công: chân co sử dụng các lối đá, đạp, lên gối (các môn phái gọi là Tấn Bàng Long Cước, Thăng Long Cước, Phi Cước…)

V. Hồi Tấn (Qui Tấn)

1. Hồi Tấn: Hai chân chéo nhau, trở về hướng nào thì bước ngang bàn chân về hướng đó, trước chân trụ, cạnh chân phía ngón cái quay về hướng tấn công hoặc huớng tiến. Riêng trường hợp quay về phía sau phải bước chân về sau chân trụ, mũi chân gần gót chân trụ hoặc thẳng góc với bàn chân trụ.

2. Hồi Tấn Thấp: chân này chéo qua chân kia trước hoặc sau xà sát gần mặt đất, cuộn tròn giống như con rắn (Xà Tấn, Xà Tự Tấn)

3. Bát Cước Tấn: bàn chân này chéo qua bàn chân kia tạo thành hình chữ bát (ngang hoặc dọc, xuôi hoặc ngược)

Ứng Dụng và Luyện Tập

Như trên đã nói, Tấn pháp đuợc dùng trong sinh hoạt của mọi loài động vật, truớc khi đi vào chi tiết luyện tập, chúng ta cần hình dung so qua các ứng dụng Tấn pháp của một số ngành nghề môn phái.

A. Thể Dục Nghệ Thuật: một môn thể dục biểu diễn với dụng cụ hoặc tay không, các động tác múa độc đáo nặng về dân tộc tính. Trong ngành này, Tấn pháp gồm 5 tu thế chính để từ đó thực hiện các động tác khác: quay, bật nhảy, ngồi sâu, đá chân…

1. Hai gót sát nhau, hai bàn chân nằm ngang trên một đường thẳng.

2. Hai gót cách nhau một bàn chân, hai bàn chân nằm trên một đường thẳng.

3. Giống như Bát cước Tấn thuận, nhung hai mắt cá sát nhau, hai bàn chân song song nhau. Mũi chân quay về hai hướng đối nhau, nằm ngang.

4. Giống như Bát cước tấn thuận, hai bàn chân song song và cách nhau một bàn chân.

5. Giống tư thế 4 nhưng hai bàn chân sát nhau, nghịch chiều nhau.

B. Nghệ Thuật Múa: với tính chất đa dạng và phong phú của Múa chèo và múa Tuồng, nhằm diễn tả hầu hết các sinh hoạt điển hình của con nguời. Hai môn này đã đúc kết Tấn pháp thành hệ thống qui định theo danh từ đặc biệt.

1. Múa chèo

– Kiểu đi và đứng: chân chữ bát, chân chữ nhất, chân chữ đinh, chân bắt chéo, chân kỷ.

– Kiểu ngồi: ngồi trên một gót, một chân chống. Ngồi trên hai gót chấm đất. Ngồi xếp hai chân về một bên, ngồi một chân xếp, một chân ruỗi. Ngồi hai chân bắt chéo.

2. Múa Tuồng:

– Đứng: Kỳ, cầu, co, duỗi chéo, tấn

– Ngồi: khép gối, dạng chân, chéo chân.

C. Thể dục Thẩm Mỹ: ngoài lối đứng bình tấn, ngành này còn áp dụng lối đứng chéo chân (Hồi Tấn) và kiểu hai mũi chân xoay vào trong người (giống nhu thế Tấn kiềm dương mã của phái Vịnh Xuân). Thể dục thẩm mỹ phần lớn thực hiện các kiểu tấn, ngồi, nằm xấp, nằm ngửa và trồng chuối bằng vai trong các bài tập.

Ngoài ba ngành kể trên, chúng ta cung đã nghe và diện kiến các tư thế đặt biệt của ngành điền kinh (chạy, bơi) xiếc (trồng chuối, đi dây). Tất cả những tu thế đó đều là Tấn pháp của mỗi ngành nghề. Việc ứng dụng các kiểu tấn vào từng bài múa, thế đánh… hoàn toàn tùy thuộc vào những nhà sáng tạo từ ngàn xưa hoặc những cái cách của vị đứng đầu mỗi bộ môn, môn phái ngày nay. Tuy nhiên bỏ qua những cái cách lập dị, cầu kỳ, phần lớn các thế Tấn đều đuợc ứng dụng vào thực tế một cách chính xác hữu dụng. Ta có thể nói một cách tương đối là mỗi thế tấn đều có một hữu ích (sở trường đặc biệt) cho riêng thế thủ hoặc thế công, cho quyền hoặc cước… Nếu chúng ta khai thác đúng sở trường đó, thì ta sẽ đạt đuợc kết quả cao nhất.

Theo đó:

1. Bình Tấn: vững chắc, trầm ổn, thích hợp cho thế thủ, các thế vật chỏ, đấm thẳng, móc và gạt.

2. Đinh Tấn: vũ bão ở thế công, di chuyển nhan chắc chắn, tránh né hữu hiệu theo chiều dọc. Thích hợp với đấm móc, lao, đấm bật và các lối chém, gạt.

3. Trảo Mã Tấn: linh động, thoắt công, thoắt thủ, thích hợp với các thế hu và để chuyển thế cho cả tay và chân.

4. Độc cước Tấn dùng trong thế công bằng chân, chuyển tấn và tránh né.

5. Hồi Tấn: linh hoạt để chuyển huớng tấn công hoặc xoay tránh cả trên cao lẫn dưới thấp.

– Để luyện tập dễ dàng và hữu hiệu, chúng ta nên vẽ hoặc lót gạch đá… các mốc chính, mỗi khoảng cách thích hợp với hai chân của mình.

– Luyện Bình tấn theo bốn cạnh của một hình vuông (phối hợp với độc cước tấn).

– Luyện Đinh tấn theo ba cạnh của một tam giác đều (phối hợp với Trảo Mã tấn, 1/2 khoảng cách của Đinh tấn) Cung tiền tấn, quỵ tấn….

– Luyện Hồi tấn theo hai chiều ngang dọc.

Đây là bộ pháp – các lối tấn do võ sư Trang Phước Đức, chủ tịch phong trào Vovinam Việt Võ Đạo Âu Châu lập ra dành để tập cho các môn sinh mổi ngày để khi đi quyền có những thế tấn vững chắc và đẹp hơn.

Bộ pháp nầy do HLV Duy Phương thực hiện tại Tổ Đường Việt Nam.

1. Lập tấn: – Đứng thẳng 2 tay tóm thu vào 2 bên sườn.
Tấn Pháp Vovinam – Việt Võ Đạo P7294069
2.Liên Hoa Tấn: – Đúng rùng người xuống, 2 tay chấp trước ngực
Tấn Pháp Vovinam – Việt Võ Đạo P7294070
3. Đinh Tấn Trái: – bước chân trái lên 2 tay co thế thủ
Tấn Pháp Vovinam – Việt Võ Đạo P7294071
4. Trung Bình Tấn: – Bước chân phải lên ngang chân trái đứng Trung bình tấn, 2 tay tóm thu vào lườn
Tấn Pháp Vovinam – Việt Võ Đạo P7294072
5. Chảo mã tấn: – Bước chân trái lên đứng trảo mã, 2 tay thủ như bài long hổ
Tấn Pháp Vovinam – Việt Võ Đạo P7294073
6.Tam Giác Tấn: – Bước chân trái sang bên trái đứng tam giác tấn, 2 tay
đấm song song về bên trái, trước mặt.Tấn Pháp Vovinam – Việt Võ Đạo P7294074
7. Hạ Bình Tấn: – Bước chân phải lên ngang với chân trái, rùn người thấp xuống hạ bình tấn, 2 tay đấm từ trên chéo xuống phía trước.
Tấn Pháp Vovinam – Việt Võ Đạo P7294075
8. Dương Cung Tấn: – Bước chân phải ra sau đứng thế Dương Cung tấn, 2 chân khụyu , trọng tâm ở chân sau, tay thủ như trong nhập môn quyền.
Tấn Pháp Vovinam – Việt Võ Đạo P7294076
9. Quỳ Tấn cao (bài nhập môn quyền): – Bước chân phải lên quì chân trái xuống tay trái đấm múc giống như bài nhập môn quyền.
Tấn Pháp Vovinam – Việt Võ Đạo P7294077
10. Bát Cước Tấn: – Bước chéo chân phải sang trước chân trái, 2 tay tóm thu vào lườn.
Tấn Pháp Vovinam – Việt Võ Đạo P7294078
11. Xà Tấn: – Nhảy ngang qua trái một bước chéo chân phải trước, 2 tay gạt ngang như hình dưới.
Tấn Pháp Vovinam – Việt Võ Đạo P7294079
12. Đinh tấn ngang: – Bước chân trái ngang qua trái đứng đinh tấn ngang, tay phải đấm che hạ bộ, tay trái che mặt
Tấn Pháp Vovinam – Việt Võ Đạo P7294080
13. Thái Âm Tấn: – Bước chân trái chéo ngang qua chân phải, tay phải đấm bật trước mặt, tay trái đở dưới bắp tay.
Tấn Pháp Vovinam – Việt Võ Đạo P7294081
14. Độc cước tấn: – Rút giò phải lên đứng độc cước tấn trái, tay phải chém song song với chân. tay trái gạt che trên trán.
Tấn Pháp Vovinam – Việt Võ Đạo P7294082
15. Tọa Tấn: – Bước chéo chân phải sang chân trái ngồi xuống tọa trên gót chân , tay phải chém về bên phải như bài thập tự quyền.
Tấn Pháp Vovinam – Việt Võ Đạo P7294083
16. Quỳ Tấn 2 (thấp) (Bài Lão Mai):
Tấn Pháp Vovinam – Việt Võ Đạo P7294085
17. Ngọa Tấn: Lộn đi một vòng về trước ngồi trên chân trái chân phải duổi về trước, tay phải đưa thế chém về trước, tay trái rút vô hông.
Tấn Pháp Vovinam – Việt Võ Đạo P7294086
Trên đây là xong một bên phía trước mặt, lập lại phía sau và đổi ngược bên và trở về chổ củ.
DragonSpirit
DragonSpirit
Administrator
Administrator

Tổng số bài gửi : 104
Ngày Tham Gia : 04/03/2012
Đến từ : TP Hồ Chí Minh

http://vothuat.eazy.vn

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết