Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Các nguyên lý căn bản về khí trong Aikido (5)

Go down

Các nguyên lý căn bản về khí trong Aikido (5) Empty Các nguyên lý căn bản về khí trong Aikido (5)

Bài gửi by DragonSpirit Thu Mar 08, 2012 12:56 pm

5. Mối tương quan giữa thể xác và tinh thần.



Để cho thể xác và tinh thần hợp nhất, bạn phải nắm vững một quy luật cho phép bạn thực hiện điều đó. Một sự kết hợp lỏng lẻo giữa thể xác (với những chuyển động hạn chế và có hình dáng) và tinh thần (không hình thái và tự do đi đây đi đó) sẽ không đem lại thành quả. Vấn đề là chúng ta phải sử dụng điểm nào để làm trọng tâm của sự hợp nhất. Nghĩa là chúng ta phải nhấn mạnh đến tinh thần hay thể xác? Đây là vấn đề đã làm rối trí cho các triết gia qua nhiều thời đại: lý thuyết “Một tinh thần lành mạnh trong một thể xác cường tráng” Chú trọng đến thể xác, trong khi các thuyết đều quả quyết rằng mọi vật phát sinh ra từ tinh thần.



Như chúng tôi đã trình bày trong đoạn trước, chỉ khi nào tinh thần và thể xác nhập một ta mới có thể làm việc và hành động theo ý muốn. Bây giờ vấn đề quan trọng là tìm một cái gì đó làm yếu tố chánh yếu cho việc hợp nhất ấy và điều chúng tôi muốn nhấn mạnh là ảnh hưởng của sự chọn lựa đó trên pháp môn của chúng ta.



Đặt trường hợp ta tập trung về mặt thể chất. Theo đó, tinh thần hợp nhất và lành mạnh sẽ phát sinh từ một thể xác hợp nhất và lành mạnh. Tuy nhiên, các sự kiện lại không hỗ trợ cho các giả thuyết đó. Sự thật đã từng chứng minh ngược lại. Có nhiều người hãnh diện về thân thể cường tráng của họ, nhưng đến lúc cần sử dụng tới tinh thần thì nó tỏ ra rất yếu đuối. Dù họ có thể chiến thắng được đối thủ trong trận mạc thì họ cũng không thể tự thắng được chính mình. Nếu luyện tập cơ thể thực sự đem lại hiệu quả mong muốn đối với tinh thần, thì chúng ta có thể mong đợi nơi những người lao động nặng nhọc và những nhà thể thao là những người có nhân cách tốt đẹp nhất. Sự thật là chỉ có những kẻ cố gắng luyện tập tinh thần cũng như thể xác của họ mới trở thành những nhân vật tầm cỡ.



Tuy nhiên, chúng ta hãy thử chấp nhận luận điểm là việc luyện tập cơ thể đem lại một tinh thần được tôi luyện. Cho đến khi nào anh ta còn trẻ và khỏe mạnh thì tinh thần anh ta vẫn ở trong trạng thái hoàn hảo; thế nhưng dần dà với tuổi tác và bệnh tật, tinh thần anh ta cũng có chiều hướng suy yếu. Ai cũng tràn đầy sức sống khi mọi việc đều êm xuôi. Khi tình thế trở nên tệ hại thì chán nản và thất vọng sẽ tràn ngập. Đây quả là lúc mà một tinh thần kiên cường và dũng mãnh trở nên thiết yếu.



Tinh thần không thể để bị suy nhược do cơ thể bị tổn hại. Tinh thần không thể để bại hoại khi cơ thể gục ngã. Một tinh thần vững mạnh sẽ không chao đảo trong nghịch cảnh và sẽ không bị xao xuyến trong những giây phút rối loạn. Vì lẽ, thể chất là một sinh vật nên dễ bị chi phối bởi thế giới bên ngoài. Nếu tinh thần luôn luôn theo đuôi thể xác thì tinh thần cũng trở nên bất ổn.



AIKIDO luôn luôn chú trọng nghiên cứu về các quy luật của tinh thần – tức là quy luật của “KI”. Pháp môn của chúng ta là nhằm vào sự khám phá để tìm hiểu những quy luật tinh thần nào có thể ảnh hưởng một cách thuận lợi tới thể xác. Một hành động thực tiễn có giá trị hơn hàng trăm lý thuyết. Ở những trang kế tiếp, ta sẽ thấy một vài dẫn chứng của kinh nghiệm nhằm chứng minh tinh thần có thể kiểm soát được thể xác đến mức nào. Hãy cố thử xem. Người sáng lập môn phái AIKIDO – Tổ sư Morihei Ueshiba – là một minh chứng thuyết phục nhất về sức phát triển liên tục của tinh thần. Ở tuổi 80, khi sức mạnh thể chất đã hao mòn, nhưng Người vẫn cứ luyện tập cả với những tay võ sĩ Sumo. Ngay khi bị những môn đồ trẻ tuổi tấn công với toàn lực, Người vẫn chống đỡ với vẻ uyển chuyển của một vũ công, và chỉ trong nháy mắt họ bị ném xuống sàn.



Trong việc luyện tập AIKIDO, chúng tôi đề cập đến việc quy luật của tinh thần như là những quy luật của “KI”. Không một ai có thể truyền thụ môn AIKIDO mà chẳng biết gì về các quy luật ấy, vì đó là bài học vỡ lòng mà cũng là phần quan trọng nhất. Kỹ thuật AIKIDO chỉ phát huy được khi đã hiểu quy luật của tinh thần, đồng thời khám phá các quy luật thể chất để phối hợp cả hai.



Dưới đây là một vài ví dụ chứng tỏ tinh thần kiểm soát được thể xác.



Ví dụ 1:



A đưa cánh tay ra một bên với khuỷu tay hơi cong. B cố bẻ cong tay này lại. H.1 cho thấy A gồng cứng các ngón tay. H.2 cho thấy A buông lỏng cánh tay. Trong tư thế này, A đang nghĩ rằng sức mạnh của mình đang tuôn ra cánh tay tới các đầu ngón tay và phóng xa cả ngàn dặm.
Các nguyên lý căn bản về khí trong Aikido (5) Tohei(08)
Nếu A đứng yên với cánh tay thư giãn, không sử dụng chút sức lực nào của cơ thể, điều dễ hiểu là B hay bất cứ ai khác cũng có thể bẻ gập cánh tay anh ta lại. Cứ theo nhận thức thông thường thì ta sử dụng sức mạnh càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, dầu có vận dụng toàn lực mà phải đương đầu với một địch thủ to và mạnh hơn thì cũng hóa ra vô hiệu (H.3). Phương pháp chỉ dẫn ở H.2 tuy thế mà lại có hiệu quả như H.4.
Các nguyên lý căn bản về khí trong Aikido (5) Tohei(07)
không thể nào bẻ quặp nổi cánh tay của A, Nhưng nếu A cắt ngang nguồn “KI” thì lại khác. Như vậy điều thiết yếu là bạn phải luôn nghĩ rằng khí lực của bạn tuôn trào từ cánh tay của bạn.



Tôi thiết tưởng là khi nhìn thấy ví dụ này bạn kết luận ngay rằng, lý do chỉ vì A mạnh hơn B. Tôi xin phép được giải thích nhiều hơn, tinh thần được sở hữu một sức mạnh riêng của nó. Âm thanh có luồng sóng âm thanh, ánh sáng có luồng sóng ánh sáng thì chẳng lẽ tinh thần lại không có luồng sóng tinh thần. Tấtcả những gì bạn cần làm là nghĩ rằng tinh thần bạn đang tuôn trào ra từ các đầu ngón tay, qua cánh tay của bạn và sức mạnh tinh thần bạn sẽ làm đúng như vậy. khi điếu đó xảy ra, cánh tay bạn không thể nào bẻ quặp được, như đầu một vòi nước đang có nước phun mạnh ra. Tư thế của H.1, với bàn tay gồng cứng có thể ví như vòi nước bị đóng chặt ở đầu. Tuy trông như có vẻ cứng rắn nhưng sự thật thì lại rất giòn.



Từ những ví dụ đơn giản cho thấy cách thức tinh thần hoạt động trong thân xác, bạn có thể có được một ý niệm về cái khác biệt trong hiệu quả giữa việc sử dụng đúng và sai năng lực tinh thần. Chẳng hạn nếu bạn nghĩ là thời tiết lạnh lẽo và có thể bạn bị cảm lạnh, tinh thần của bạn lập tức làm tràn ngập cơ thể bạn với ý nghĩ đó. Như vậy sẽ làm bạn suy yếu đến độ bạn sẽ rất nhạy cảm một cách bất thường. Một người tự cho mình là kẻ không ra gì thì anh ta đã đánh mất sức mạnh để trở thành người tốt. Ngược lại bạn cứ tưởng tượng về giá trị và sự can đảm của một kẻ đã luyện tập được cho mình một tinh thần hiên ngang cường tráng và tin tưởng vào sức mạnh của chính mình.



Ví dụ 2:
Các nguyên lý căn bản về khí trong Aikido (5) Tohei(06)
Trong H.5, A căng thẳng và gồng hết sức. Trong H.6, anh đứng một cách tự nhiên, hai tay buôn lỏng hai bên. Thế nhưng, trong tư thế này A đang tập trung toàn thể trọng lượng của thân trên xuống bụng dưới. Để trắc nghiệm sự vững chắc của hai thái độ này, trước hết B nắm vào vai đẩy phía trước và phía sau. Càng đẩy chậm bao nhiêu, B càng nhận rõ giá trị của hai thế đứng. Nếu A đứng với một chân hơi lùi ra sau thì có phần lợi hơn, nhưng trong trường hợp đó, cả hai chân anh ta đều ngay hàng trong cả hai lần. Trong thế đứng ở H.5, A sẽ bị B lay động dễ dàng. Trong thế đứng ở H.6, A vẫn không lay chuyển vì tinh thần không giao động. Điều này cho thấy thân hình gồng cứng không vững chắc bằng khi đứng tự nhiên với tinh thần không hề lay chuyển. Dĩ nhiên là nếu đã đặt trọng tâm đúng chỗ và để mặc phần còn lại cho thiên nhiên, ta đã có một tư thế mạnh nhất.

Ví dụ 3:
Các nguyên lý căn bản về khí trong Aikido (5) Tohei(05)
đứng ở tư thế trong H.5, bị B nhấc bổng lên khỏi mặt sàn. Trong H.8 trái lại, ta thấy A giữ thế đứng ở H.6 khiến B không nhấc nổi.



So sánh trọng lượng, A nhẹ hơn B tất nhiên sẽ bị giở hổng chân dễ dàng, nhưng A vẫn không bị xê dịch vì đã đứng ở tư thế trong H.6. Kinh nghiệm này chứng tỏ có sự khác biệt là khi tinh thần được tập trung ở đan điền thì bạn nặng hơn. Nếu A không chịu giữ tinh thần tập trung vào đúng chỗ, anh ta sẽ có khuynh hướng đương cự lại khi đối thủ chạm vào anh và anh sẽ để cho ý của anh thăng lên. Do việc trọng tâm của anh ta không còn ở nơi bụng dưới nữa, đối thủ sẽ nhất anh ta lên. Nếu bạn khám phá ra là mình luôn luôn có thể bị đối thủ nhất lên, bạn nên tìm học ở một người biết tận tường về lý thuyết của “KI”.



Những ví dụ vừa kể cho thấy tinh thần có thể kiểm soát được thể xác đến mức độ nào. Aikido luôn luôn nhất mạnh về việc tập trung tinh thần vào điểm duy nhất ở bụng dưới và mỗi cử động phải là sự hợp nhất giữa tinh thần và thể xác. Muốn có một cánh tay đầy dũng lực, bạn cần một thứ gì khác hơn là bắp thịt, đó là năng lượng lớn của “KI”. Có tập luyện như thế, “KI” sẽ sung mãn trong cơ thể bạn, giúp bạn có quyền uy và sức mạnh.
DragonSpirit
DragonSpirit
Administrator
Administrator

Tổng số bài gửi : 104
Ngày Tham Gia : 04/03/2012
Đến từ : TP Hồ Chí Minh

http://vothuat.eazy.vn

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết