Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Các nguyên lý căn bản về khí trong Aikido (7)

Go down

Các nguyên lý căn bản về khí trong Aikido (7) Empty Các nguyên lý căn bản về khí trong Aikido (7)

Bài gửi by DragonSpirit Thu Mar 08, 2012 12:59 pm

7 – Morihei Uyeshiba, Tổ sư môn AIKIDO
Các nguyên lý căn bản về khí trong Aikido (7) New_of_t7
Trước khi đi vào kỹ thuật Aikido, thiết tưởng nên biết qua về người đã sáng lập môn phái Aikido, ngài

Morihei Uyeshiba. Bạn hãy tưởng tượng có một ngọn núi mà ai cũng muốn leo nhưng đều thất bại. Trong số đó, có kẻ bị chận bởi những vách đá cheo leo, có kẻ lạc đường và cũng có kẻ ngã gục bên vệ đường, chẳng hề một ai đặt chân lên được mỏm núi cheo leo đó. Thế nhưng, có một người đã từng kinh qua nhiều thử thách, một người nhiều trầm tư và uy dũng với một tinh thần kiên định, đã vượt qua vô vàn khốn khó để đạt tới đỉnh. Ngài không những đạt được tới nơi mà tưởng chừng như không ai tới được, mà còn dẫn dắt bất cứ ai muốn đi theo con đường đó và tận hưởng được niềm hân hoan của sự thành công.



Nhân vật đó là Tổ sư Morihei Uyeshiba. Ông là người khai lộ để chúng ta – những kẻ đi sau – có thể lên đến tận đỉnh mà không phải gánh chịu những gian khổ của người khai phá. Chúng ta thọ ơn Người. Người luyện tập AIKIDO – con đường của những nguyên tắc trong vũ trụ – phải ghi nhớ trong tâm công đức lớn lao của Tổ sư Uyeshiba và không bao giờ được quên lòng tôn kính đối với Ngài.



Sinh trưởng tại Tanabe thuộc quận Wakayama, lúc thiếu thời Uyeshiba chỉ là một thanh niên ốm yếu đến nỗi không ai có thể tưởng tượng nổi Ông sẽ trở thành một người lực lưỡng và kẻ sáng tạo hàng loạt kỹ thuật siêu việt khiến cho toàn thế giới phải thán phục. Luyện cho được một thân thể cường tráng là nguyện vọng thiết tha nhất của Người. Luôn luôn lưu tâm đến võ nghệ, Người đã đi tới kết luận cuối cùng là việc luyện tập võ nghệ chính là con đường tốt nhất để tăng cường thể lực. Trước tiên, Người học Nhu thuật phái Kito, sau đó tiếp tục học các môn Yagyu, Gosei, Hozoin và cuối cùng là Daito Jujitsu. Những giai thoại về tôn sư trọng đạo của Người vẫn còn lưu truyền đến ngày hôm nay. Người vận dụng mọi phương pháp luyện tập học được và đạt được đỉnh cao trong các bài khổ luyện, dù là trong môn vật, Judo, Kendo hay kỹ thuật lưỡi lê.



Khi chiến tranh Nga – Nhật xảy ra, ông tình nguyện vào quân đội để trắc nghiệm bản lãnh của mình. Về sau khi chính phủ bắt đầu phát triển vùng Hokaido, Ngài trở thành lãnh tụ của một nhóm khai phá tại đó. Chỉ với một thanh mộc kiếm, Ngài đã từng dọc ngang khắp nơi. Võ công của Ngài cao thâm đến độ không còn ai là đối thủ.



Dù đã đạt được mục đích của mình là tuyệt đỉnh võ công, nhưng Ngài vẫn cảm thấy một nỗi hoài nghi khó xua đuổi được. Mối nghi ngờ đó không liên hệ đến kỹ thuật và đến bản chất của võ thuật. Ngài tự nghĩ “cuối cùng thì chiến đấu có nghĩa lý gì?, nếu hôm nay ta thắng thì nhất định cũng có ngày ta phải bại. Nếu võ thuật chỉ có nhằm thắng hoặc bại thì nó có ích gì? Thắng hay bại chỉ là tương đối. Chúng chẳng qua chỉ là những thăng trầm như những thăng trầm của sóng ngoài khơi. Nếu ta bỏ phí cả một cuộc đời và tất cả những uy lực tinh thần của ta vào những thứ đó rồi ta được gì? Vũ trụ là tuyệt đối, có chiến thắng nào là tuyệt đối không?”



Các khó khăn chồng chất nhưng Tổ sư UYESHIBA là Ngài nhìn suốt sự việc. Ngài không chấp nhận thỏa thuận, với quyết tâm tìm ra một lối thoát, Ông chuyên cần tự kỷ, tự giác hơn và không ngừng nghiên cứu, Ngài tìm đến tôn giáo để có được câu giải đáp. Ngài tìm về các triết gia, tìm đến những nơi thâm sơn cùng cốc để tĩnh tọa, trầm mình dưới những thác nước sầm sập với niềm ước vọng sẽ mở được tuệ nhãn. Trong nỗ lực đi tìm câu giải đáp, Ngài sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ.



Ngài đã sống khổ hạnh nhiều năm trên các miền sơn cước. cho đến một hôm, Ngài quyết định hạ san. Ngài vào vào một khu vườn, dội nước lên thân thể để tắm mát. Trong khi xối nước, Ngài ngước mắt nhìn trời xanh và hốt nhiên, toàn thân người rung động trong một cảm thức giác ngộ mà Ngài chưa hề biết tới, một nỗi hân hoan vô bờ bến tràn ngập tâm hồn, với một niềm tri ân sâu xa đối với vũ trụ. Bất giác, Ngài nhận thấy được sự đồng nhất của mình với vũ trụ. Cuộc hành trình đơn độc của Ngài đi tìm chân lý đã có lời giải đáp, những cố gắng liên tục dốc toàn tâm toàn lực đã mang lại kết quả. Ngài cảm nhận được với toàn thể con người Ngài với cái tâm của vũ trụ. Đã đến lúc Ngài có thể gạt cái tôi nhỏ nhoi của mình để trở thành một với vũ trụ.
Các nguyên lý căn bản về khí trong Aikido (7) New_of_new_of_new_of_Tosuuyeshiba
Tổ sư MORIHEI UYESHIBA chắc chắn đã trải qua sự mặc khải của Thượng Đế. Điều mà thiền gia thường gọi là toàn giác. Với kinh nghiệm đó, Ngài tuyên bố “Võ đạo ta là tình thương”. Ông giải thích “võ thuật còn hơn cả sức mạnh và vũ khí và dùng để triệt hạ đối phương hay là những loại cơ giới chiến tranh đưa toàn thể thế giới vào chỗ diệt vong. Võ thuật đích thực giúp ta được đầy “KI” của vũ trụ và bảo vệ hòa bình trên thế giới. Chức năng của võ thuật là chiếu rọi một cái nhìn chính xác về tạo vật và gợi trong ta niềm ước ao làm cho nhãn quang đó phù hợp với thực tại. Sự khổ luyện của võ công không chỉ là tập ném đối thủ mà còn nuôi được trong tâm hồn và thể xác ta tình yêu thượng đế”.





Một khi đã nhắm được hướng đi. Tổ sư Uyeshiba tìm cách phát triển các đường lối để thể hiện thái độ tinh thần này trên phương diện kỹ thuật. Trong hướng đó, Ngài đã sáng tạo ra Hiệp Khí Đạo (AIKIDO). Những kỹ thuật hung bạo biến thành những phong thái êm ái và trầm lắng. Các kỹ thuật của Tổ sư trông như những vũ điệu. Tuy nhiên, nhờ chúng nó, ta có thể quật ngã được anh ta. Cảnh giới mà các loại kỹ thuật này giúp đạt đến là chiến thắng mà không cần phải chiến đấu. Nghĩa là mọi động tác đều phù hợp với qui luật của vũ trụ và sức công kích của kẻ tấn công sẽ quay chống lại y. Mặc dù võ công đã đạt đến mức thượng thừa, Tổ sư Uyeshiba vẫn luôn luôn kinh ngạc trước vũ trụ vô bờ bến. “Dù đi xa tới đâu cũng không tới được bờ. Cũng như vũ trụ, Aikido không có bờ bến. Ta chỉ là môn sinh mới nhập môn Aikido, ta vẫn đang học hỏi. Ta sẽ còn tiếp tục học hỏi suốt đời ta và khi ta chết, ta sẽ để lại cho những người đến sau sự phát triển tiếp theo của Aikido”. Ngài đã làm như lời nói.



Khi đệ nhị thế chiến bùng nổ, Ông mở một võ đường lộ thiên ở đồng quê . Vừa chăm lo cày cấy và trồng trọt vùng đất mới, Ông vừa chú tâm nghiên cứu Aikido. Lúc bấy giờ Ông đã 65 tuổi.



Trong hơn 10 năm, Ngài tiếp tục theo hướng đó, chỉ nhận một ít đệ tử làm lụng với Ngài trong nông trại. Tuy nhiên sau chiến tranh, khi trật tự xã hội cũ đã hoàn toàn sụp đổ, khiến tuổi trẻ bị bơ vơ không phương hướng, Ngài kết luận là giờ hành động đã điểm. Ý thức xót xa về nhu cầu được học hỏi của tuổi trẻ để họ có thể sử dụng thể xác và tinh thần, đồng thời cảm nhận được tầm quan trọng phải gầy dựng lại niềm tin cho một thế hệ đã mất hết mọi tin tưởng, đã thúc đẩy Ngài cống hiến Aikido cho thế giới. Cho đến hôm nay, hàng triệu người theo học Aikido tại Nhật Bản và tại vô số quốc gia trên hành tinh này. Những môn sinh Aikido của hôm nay học các kỹ thuật, lẽ tất nhiên, thế nhưng còn quan trọng hơn, họ khắc ghi trong tâm hồn niềm tin của Tổ sư Morihei Uyeshiba. Con đường mở rộng cho việc triển khai Aikido và phổ biến rộng rãi chân lý Aikido. Để bày tỏ niềm tri ân sâu xa đối với tổ sư, chúng ta hãy bước theo con đường Ngài đã vạch ra.
DragonSpirit
DragonSpirit
Administrator
Administrator

Tổng số bài gửi : 104
Ngày Tham Gia : 04/03/2012
Đến từ : TP Hồ Chí Minh

http://vothuat.eazy.vn

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết