Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Aikido – Di hình hoán ảnh và vô âm kiếm

Go down

Aikido – Di hình hoán ảnh và vô âm kiếm Empty Aikido – Di hình hoán ảnh và vô âm kiếm

Bài gửi by DragonSpirit Thu Mar 08, 2012 1:12 pm

“Tỉ thí là tử thí”, tổ sư môn Aikido – Uyeshiba Morihei – vẫn thường nhắc nhở các môn sinh. Do đó trong Aikido không có thi đấu, không cho phép thách đấu, thử tài cao thấp.

Thế nhưng chính tổ sư Uyeshiba cũng đã có lần dính vào một trận tỉ thí. Vào thời đó, tiếng tăm của ông như là một tay kiếm siêu quần đã lan truyền trong khắp các giới võ lâm Nhật Bản, nên có nhiều người đến xin lãnh giáo. Ông luôn luôn cương quyết chối từ. Một hôm, một viên sĩ quan hải quân đến xin thọ giáo với ông. Viên sĩ quan vốn là một kiếm sư của một môn phái nổi danh từ thời xa xưa. Trong câu chuyện xảy ra tranh luận về tinh hoa kiếm pháp giữa các môn phái, bầu không khí nóng dần lên và viên sĩ quan hải quân yêu cầu được lãnh giáo một số tuyệt chiêu của tổ sư Uyeshiba để được xóa tan mối hoài nghi và thỏa lòng mong đợi. Trước sự khẩn khoản của viên kiếm sư “Thần đạo lưu”, tổ sư Uyeshiba buộc lòng chấp nhận.
Aikido – Di hình hoán ảnh và vô âm kiếm Osensei_saito
Hai người ra khu vườn sau nhà, mỗi người cầm trong tay một thanh mộc kiếm. Vừa lúc hai bên cùng thét lên một tiếng “Hey!” và vào thế thủ, viên sĩ quan trẻ tung kiếm nhảy bổ vào tấn công bằng một đòn shomen (chính diện) như trời giáng. Tổ sư Uyeshiba chỉ xoay nhẹ thân pháp đã tránh được cú đánh thần tốc của đối thủ. Viên kiếm sư vội quay người huơ gươm chém tiếp một đòn yokomen (đòn chém vào thái dương) vũ bão với một tiếng thét “kiai” long trời lở đất.

Vị võ sư già lại dùng phép “chuyển hoán” tránh đòn mà không phản công. Tưởng cũng nên nói, thân pháp “chuyển hoán” do tổ sư Aikido thi triển thường được gọi là Tai no tenkan (Thân chi chuyển hoán), một trong “Tứ đại công phu” của bộ môn Aikido, và đã được tác giả Kim Dung đề cập với tên “Di hình hoán ảnh” hay còn gọi là “Lăng ba vi bộ”. Trong kiếm pháp, phép Tenkan thường được phối hợp với “Vô âm kiếm” (Otonai shi no ken) trong các chiêu tay không đoạt kiếm.

Viên sĩ quan hải quân càng đánh càng hăng, và giận vì đối phương không đánh trả, nên điên tiết tung ra các chiêu thức sở trường của mình. Nhưng với công phu khinh linh tuyệt đỉnh, tổ sư Uyeshiba vẫn ung dung tự tại thi triển di hoán pháp, chợt hiện, chợt biến mặc cho kiếm trận tứ bề phủ vây.
Aikido – Di hình hoán ảnh và vô âm kiếm Aikido_dojo_current27
Viên kiếm sư “Thần đạo lưu” cảm thấy thất vọng và bế tắc, mồ hôi ra đẫm tay kiếm và hai mắt như hoa lên. Ông vận hết sức bình sinh thét lên một tiếng thật lớn như để trút hết nỗi phẫn hận tuyệt vọng và nhảy lùi ra sau, đứng bất động. Đại sư Uyeshiba cũng thối lui ba bước, tay kiếm Chudan no kamae (thế thủ trung đẳng). Khi thấy viên sĩ quan thu kiếm cúi chào, ông cũng cúi chào đáp lễ.
Sau đó, khi một mình thơ thẩn trong khu vườn vắng vẻ, đại sư Uyeshiba đã được chứng ngộ. Đó là vào tháng giêng năm 1925, tại Ayabe, một thị trấn nhỏ ở miền nam nước Nhật.

Những gì vị sáng lập môn phái Aikido đã trích xuất ra từ những năm tháng tầm sư học đạo và hành hiệp giang hồ (đến tận đất Ngoại Mông, đầu thập niên 1920 và Mãn Châu, cuối thập niên 1930) đã được đúc kết lại trong kiếm phái Aikiken. Tinh hoa kiếm pháp Aikiken được tóm gọn trong bốn câu thơ:

“Tâm vô ưu
Thần bất động
Khí uy dũng
Kiếm vô chiêu”.
DragonSpirit
DragonSpirit
Administrator
Administrator

Tổng số bài gửi : 104
Ngày Tham Gia : 04/03/2012
Đến từ : TP Hồ Chí Minh

http://vothuat.eazy.vn

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết