Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cước pháp trong Aikido

Go down

Cước pháp trong Aikido Empty Cước pháp trong Aikido

Bài gửi by DragonSpirit Thu Mar 08, 2012 1:20 pm

Aikido là môn võ với các chuyển động mềm mại linh hoạt, những đòn khóa khớp đau đớn, các thao tác đè và những kĩ thuật ném hiệu quả. Tuy nhiên, khi nói đến cước pháp Aikido, hình như hiếm khi chúng ta được nhìn thấy, phải chăng nó chẳng hề tồn tại trong Aikido ? Câu trả lời là có. Cước pháp và phương cách tự vệ đặc biệt để tránh né các kĩ thuật cước pháp của địch thủ thực sự tồn tại trong Aikido và được giảng dạy ít ra bởi 2 HLV Aikido có võ đường tại California là Hans Gôt và Roger D’Onofrio.

Ngoài các đòn khóa khớp và ném quen thuộc, hai võ sư này đã giảng dạy cho các võ sinh của họ một kĩ thuật hiếm thấy trong Aikido_cước pháp. Goto và D’Onofrio đã thành công trong việc phối hợp các cước pháp vào hệ thống đòn thế tự vệ mà không làm tổn thương đến phương châm huấn luyện cổ điển của môn phái này. Goto phát biểu : “Các võ sư Aikido thường hay nói về cước pháp và tự vệ chống cước pháp, nhưng hầu hết đều không nghiên cứu các đòn thế này một cách thấu đáo. Một phần vì nhiều võ sư Aikido không thông hiểu lắm về cước pháp cộng với quan điểm cho rằng rất dễ té ngã hoặc mất cân bằng khi tung cước. Quan niệm này dẫn đến suy luận đương nhiên rằng bạn cũng dễ tổn thương với một cú té như thế. Dĩ nhiên điều này hoàn toàn không đúng”.
Cước pháp trong Aikido Aikido

Goto và D’Onofrio đã dạy các võ sinh Aikido 3 kĩ thuật cước pháp_đá thẳng phía trước, đá nghiêng và đá vòng, sau đó cộng thêm những kĩ thuật Atemi, khóa khớp và kết thúc bằng đòn ném. D’Onofrio cho biết :”Điều này có nghĩa là đưa Aikido trở về mặt đất, vềnguồn gốc của nó. Nhiều người biết các nguyên tắc chuyển động Aikido, nhưng ít người thấu triệt được những chuyển động này. Chúng tôi dảng dạy các kĩ thuật cước pháp trong nguyên tắc căn bản của Aikido cổ điển_phối hợp các chuyển động hình tròn xoắn ốc và sự kết hợp sức mạnh của hông và cơ thể”. Hai HLV này đã phân biệt cước pháp thành 2 loại kĩ thuật : tự vệ và tấn công.

Kĩ thuật cước pháp tấn công là những cú đá dùng như vũ khí để ngăn chặn đòn tấn công. CHúng được dùng như các đòn nhử để chuyển dịch sự chú ý của địch thủ khỏi kĩ thuật kế tiếp của hành giả Aikido. Võ sinh Akido cũng khai thác các kĩ thuật đá trong nỗ lực làm mất thăng bằng địch thủ để đè hắn xuống đất hoặc ném đi.

Vì Aikido chỉ dùng những cú đá thấp để làm mất thăng bằng hoặc cắt nhịp tấn công của đối thủ nên sự linh hoạt trong cước pháp không phải là điều bắt buộc. Còn đòn đá cao hay đá xoay người không cần thiết trong Aikido. Vì vậy các võ sinh của Goto và D’Onofrio luyện tập để phát triển lực của cước pháp hơn là sự linh hoạt.

Cước pháp Aikido phục vụ cho nhiều mục tiêu. Chúng có thể dùng làm rối trí địch thủ, tiếp cận khoảng cách phản đòn, phá vỡ sự cân bằng của đối thủ hoặc để khởi động cho các đòn khóa khớp, ném hoặc kĩ thuật đè. Vì các đòn đá Aikido thấp và nhanh nên địch thủ rất khó nhận ra chúng cho đến khi đã quá trễ. Bất kì một thủ pháp căn bản nào của Aikido cũng có thể được áp dụng theo sau một cú đá.

Cước pháp đặc biệt rất hữu dụng trong Aikido vì nó cho phép người thực hiện có hai tay rảnh để thao tác các đòn khóa khớp hoặc kĩ thuật ném. Một khi đối thủ đã mất thăng bằng sau một cú đá, rất dễ đưa hắn ta vào một kĩ thuật khóa hiệu quả. Một ví dụ điển hình cho loại này là khi hành giả Aikido tự vệ chống một đòn tấn công thượng đẳng của đối thủ. Trước hết làm lệch cú đấm của địch thủ sau đó tung một đòn đá thấp chân trước vào cẳng chân đối thủ phá vỡ thế cân bằng của hắn. Hành giả Aikido có thể lập tức tung ra một kĩ thuật ném hoặc khóa khớp.

Aikido cũng có những phương cách tự vệ rất hữu hiệu chống cước pháp. Goto dạy cho các võ sinh năm nguyên tắc căn bản chống lại cước pháp : bạt, dẫn, nhập, bắt, ném.

Khi làm lệch một cú đá, các hành giả Aikido di chuyển bộ pháp hơi lùi về phía sau để bạt cú đá của địch thủ ra khỏi đích ngắm. Điều này không chỉ làm chuyển hướng quỹ đạo của cú đá mà còn cho phép người tự vệ lượng định được đòn cước pháp đó và đoán được những gì mà đối thủ dự định thực hiện tiếp theo.

“Dẫn” liên quan đến việc hướng dẫn lực của đối thủ về một phía bằng cách di chuyển trọng tâm của bạn làm hắn mất thăng bằng vì cú đá không chạm vào mục tiêu dự định và đi quá đà. Ví dụ, khi cú đá chệch khỏi mục tiêu, xung lực của người tung cước làm anh ta mất thăng bằng vì không có điểm dừng, chân chuyển động về phía trước. Đó là lúc hành giả Aikido dử dụng nguyên tắc dẫn lực để tăng thêm sự mất thăng bằng của đối thủ và khởi động nguyên tắc kế tiếp “Nhập”.

“Nhập nội” (Irimi) đơn giản chỉ là di chuyển vào sát đối thủ mà không bị hắn tấn công. Nhập nội là điểm mà các hành giả Aikido tiếp cận vào khoảng cách phản đòn. Nó còn có nghĩa rằng là nhập vào trọng tâm đối thủ hay chiếm lấy trọng tâm hắn và đột phá vào thế phòng ngự của địch thủ, bao gồm việc lách qua đường tấn công của địch thủ hoặc chận một cúa đá sắp tung ra. Một ví dụ nhập nội cho nguyên tắc nhập nội này là khi một hành giả Aikido chồng một cú đấm trả của đối thủ. Võ sinh Aikido trước hết bạt cú đấm bằng hai tay mình, sau đó phá vỡ thế thăng bằng của địch thủ bằng một cú đá vòng vào nhượng chân của hắn. Hành giả Aikido tiếp tục tiến về phía trước, xâm nhập vào trọng tâm của đối thủ đã bị mất thăng bằng và thực hiện một đòn ném.

Nguyên tắc “Bắt” tự nó đã là lời giải thích. Sau khi đối thủ đã tung cứocvaf bạn đã xâm nhập vào phạm vi phản đòn, bạn có thể bắt lấy chân và tung một cú đá phản đòn vào đối thủ đã bị bất động hóa. Lúc này phản đòn có thể là một kĩ thuật đè đơn giản hoặc một kĩ thuật ném phức tạp hơn và theo sau là một đòn Atemi. Ví dụ, đổi thủ tung một cú đá thẳng về phía trước, hành giả Aikido có thể phản ứng như anh sắp sửa gạt cú đá để lôi kéo bàn tay của đối thủ giở lên và làm rối trí hắn. Hành giả Aikido có thể bắt lấy chân đá của đối thủ, nhấc chân này lên cao rồi ném kẻ tấn công bị mất thăng bằng xuống đất.

Cước pháp Aikido cũng có thể ứng dụng khi chống vũ khí. Một cú đá thấp phía trước có thể phá vỡ thế cân bằng của địch thủ và dẫn đến kĩ thuật khóa, khóa cánh tay hoặc khóa khớp xương tương tự. Sau đó là thao tác tước vũ khí hoặc ép đối thủ bỏ rơi vũ khí.
DragonSpirit
DragonSpirit
Administrator
Administrator

Tổng số bài gửi : 104
Ngày Tham Gia : 04/03/2012
Đến từ : TP Hồ Chí Minh

http://vothuat.eazy.vn

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết