Vovinam – Việt Võ Đạo: Nhị Khúc Côn
:: Trung Tâm Võ Thuật :: Môn Phái Vovinam :: Chiêu Thức
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Vovinam – Việt Võ Đạo: Nhị Khúc Côn
Về binh khí trong võ học thì nhị khúc côn là 1 một vũ khí rất lợi hại, đa dụng và độc đáo. Là 1 binh khí mang cả hai đặc tính Cương – Nhu nên khống chế được hầu hết các loại binh khí khác.
I . KHÁI NIỆM
– Nhị khúc côn là 1 loại vũ khí gọn nhẹ, dễ mang theo trong người một cách bán hợp pháp.
– Nhị khúc côn là 1 loại vũ khí rất nguy hiểm vì có thể gây sát thương và dẫn đến tử vong một cách bất ngờ và nhanh chóng mà không gây ra tiếng động lớn.
– Nhị khúc côn là 1 loại vũ khí giết người mà nạn nhân không bị đổ máu và không kịp kêu cứu.
II . HÌNH DÁNG VÀ KÍCH THƯỚC
– Gồm 2 đoản côn hình trụ được nối với 1 dây xích. Có tổng chiều dài trung bình là 80 cm.
- Mỗi đoản côn có chiều dài được đo từ giữa lòng bàn tay đến mút cùi chỏ ( trung bình 32 cm ).
- Mặt cắt của đoản côn hình đa giác đều ( 7 cạnh )
- Đường kính của mặt cắt bằng 1 vòng tròn kép kính giữa đầu ngón tay cái và ngón trỏ ( khoảng 3 cm).
- Đoản côn được làm bằng 1 loại gỗ cứng chắc và bền ( gỗ,căm xe, ) hoặc bằng kim loại ( nhôm, sắc, inox )
- Đoạn dây xích nối 2 đầu côn có chiều dài trung bình từ 16 à 20cm tùy theo vòng bụng của người sử dụng.
III . CÔNG DỤNG
– Phòng thủ : Đỡ, chặn, bắt, khóa, xiết, trói… Tất cả các loại vũ khí khác ( Dao găm, Kiếm, Đao, Côn, Thương, Mã tấu)
- Tấn công : Phóng, Đập , Đánh, Bổ, Mỗ, Gõ, Tạt, Vớt, Quất, Đâm, Thọc, Quét
IV . CÁCH SỬ DỤNG
– Nhị Khúc Côn được sử dụng 1 tay hoặc cùng lúc cả 2 tay và có thể chuyển đổi từ tay này qua tay kia
- Người sử dụng Nhị Khúc Côn có thề linh hoạt di chuyển bàn tay từ đầu côn đến cán côn tùy theo thế đánh đở và loại vũ khí mà đối phương tấn công mình (trung bình ngón cái nằm ở chính giữa côn kể từ 2 đầu).
- Các thế phòng thủ và tấn công phải kết hợp với bộ pháp (bao gồm : Thân pháp, Tấn pháp, Thủ pháp)
- Các đòn đánh ra phải được thu về theo đúng các định luật Vật Lý và Chuyển Động Học .
- Tấn công bằng đoản côn và phòng thủ bằng dây xích .
- Phài liên tục chuyển đổi thế thủ và chuyển côn từ tay này qua tay kia để đánh lạc hướng và làm cho đối phương không phán đoán được hướng tấn công.
V . TÍNH KHOA HỌC VÀ HIỆN ĐẠI
– Nhị khúc côn dựa trên các nguyên lý định luật và vật lý. Trong chuyển động học như : Lực, Phản lực, Lực ly tâm, Định luật quán tính, Sự cân bằng, Trọng tâm, Gia tốc, Chuyển động tròn, Chuyển động sin, Đòn bẩy
- Nhị Khúc Côn là 1 loại vũ khí mới, mang tính cận đại, không có suất xứ đặc thù riêng của một quốc gia nào.
- Nó phù hợp với tất cả mọi người già trẻ Nam Nữ Âu Á
- Nó được xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ 20 cùng với Tài Tử Lý Tiểu Long (Người Trung Hoa nhưng sống và sử dụng Nhị Khúc Côn ở Mỹ)
- Nó được khá nhiều người mang theo trong người để phòng thân dù ít ai biết cách sử dụng và khai thác triệt để.
- Đến nay các võ sư và HLV của các võ phái đều tự luyên riêng cho mình những thế đánh đỡ nhị khúc côn và truyền dạy cho môn sinh nhưng chưa có Võ Phái nào hình thành và hệ thống hóa các đòn thế thành một bài bản đầy đủ mang tính thuyết phục đại bộ phận quần chúng.
VI . TÍNH KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO
– Nhị Khúc Côn này được hình thành từ những tinh hoa cùa kiếm Pháp, Côn Pháp và Mộc Bản Pháp. Kết hợp với các thế khóa gở của môn phái VOVINAM- VIỆT VÕ ĐẠO
VII . CÁCH LUYỆN TẬP CƠ BẢN
Động Tác 1 ( Quay Số 8 Xuống )
– Đứng Lập Tấn, tay phải cầm nhị khúc côn quay vẽ hình số 8 nằm ngang từ trên xuống nhiều lần và đổi qua tay trái cũng quay tương tự.
Động Tác 2 ( Quay Số 8 Lên )
– Đứng Lập Tấn, Tay phải cầm nhị khúc côn quay vẽ hình số 8 nằm ngang từ dưới lên nhiều lần rồi đổi qua tay trái cũng quay tương tự.
Động Tác 3 ( Quay Tròn 2 Bên )
– Đứng lập tấn, tay phải cầm nhị khúc côn quay tròn bên trái từ trên xuống nhiều vòng, rồi từ dưới lên nhiều vòng.
- Đổi tay trái và làm tương tự Hoặc sử dụng cả 2 nhị khúc côn cho cả 2 tay.
Động Tác 4 ( Quay Tròn Trên Đầu )
– Đứng ngang chân bằng vai (tự nhiên tấn) . Tay phải cầm nhị khúc côn quay tròn trên đầu theo chiều kim đồng hồ nhiều lần rồi quay ngược lại
- Đổi tay trái tương tự
Động Tác 5 ( Bắt Côn Dưới Nách )
– Đứng trảo mã trái (chân phải trước). Tay phải treo côn ngoài bắp tay phải. Tay trái nắm bắt đầu côn kia dưới nách phải
– Phóng chân phải tới trước, đồng thời tay phải bỗ côn từ trên xuống (tay trái buông)
– Rút chân phải về như cũ đồng thời quật ngược côn trở về (tay trái bắt lại)
Thực hiện nhiều lần rồi chuyển qua tay trái và cũng làm tương tự
Động Tác 6 ( Kẹp Côn Dưới Nách)
-Đứng trảo mã trái (chân phải trước). Tay phải cầm nhị khúc côn quay tròn từ trên xuống nhiều vòng bên phải rồi phóng chân phải tới trước đồng thời bổ côn xuống.
– Rút chân phải về như cũ, đồng thời theo chiều quay, tay phải đưa đầu côn kia về nách phải kẹp chặt lại
– Thực hiện hiều lần rồi đổi qua tay trái cũng làm tương tự.
Động Tác 7 (Bắt Côn 2 Bên)
– Đứng trảo mã trái (chân phải trước). Tay phải cầm nhị khúc côn quay tròn từ trên xuống nhiều vòng bên trái rồi phóng chân phải tới trước bổ côn xuống tư thế đinh tấn phải
– Đinh tấn phải, theo chiều quay, tay phải đưa đầu côn kia cho tay trái bắt (tay trái vươn dài ra phía sau , tay phải trước ngực , 2 côn thẳng hàng)
– Thực hiện nhiều lần rồi đổi qua tay trái cũng làm như vậy.
Động Tác 8 ( Bắt Côn Qua Vai Sau Lưng )
– Tự nhiên tấn, tay phải cầm nhị khúc côn quay 1 vòng số 8 từ dưới lên.
– Theo chiều quay, tay phải đưa đoạn côn kia qua vai phải xuống lưng
– Ngửa lòng bàn tay trái đón bắt sau lưng, bên hông trái.
– Tương tự thực hiện bên tay trái. Tay phải đón bắt sau lưng (2 côn thẳng hàng, xéo từ vai này qua hông kia)
Thực hiện đổi tay qua lại nhiều lần
Động Tác 9 ( Chuyền Côn Sau Lưng )
– Giống động tác 8, nhưng không quay số 8.
– Chuyền côn liên tục từ phải qua trái, từ trái qua phải nhiều lần.
Động Tác 10 ( Chuyền Côn Qua Eo Sau Lưng )
– Tự nhiên tấn (rộng bằng vai), tay phải cầm nhị khúc côn quay 1 vòng quanh bụng từ phải qua trái đồng thời 2 chân vặn chéo theo qua bên trái thành xích tấn (xà tự tấn). Tay trái đón bắt côn kia bên hông phải (hai tay đan chéo trước bụng, 2 bàn tay úp, dây xích sau thắt lưng)
– Tay trái quay tiếp theo 1 vòng tròn nữa từ phải qua trái đồng thời 2 chân trở lại tấn tự nhiên, tay phải đón bắt đầu côn kia bên hông phải (hai tay ở 2 bên hông, 2 bàn tay ngửa, dây xích sau thắt lưng)
– Tiếp tục thực hiện nhiều lần phải qua trái
– Sau đó thực hiện nhiều lần từ T qua P cũng tương tự như vậy.
Động Tác 11 ( Phóng Côn )
– Đứng trão mã phải (chân trái trước) tay phải cầm 2 đoản côn trong tay (côn trong, côn ngoài).
– Ngón cái và ngón trỏ bấu vào côn ngoài
- 3 ngón còn lại bám chặt côn trong
- Phóng chân phải tới trước và phóng côn ngoài vào mắt đối phương
Rút chân phải về như, đồng thời giựt ngược rút côn ngoài về cho ngón cái và ngón trỏ bắt giữ
VIII . CÁC THẾ ĐỨNG THỦ
-1 Chảo mã tấn phải, tay trái thấp ở phía trước, tay phải cao ở phía sau (côn thẳng, xiên chúi về phía trước, dây xích ngang tầm ngực).
– 2 Chảo mã tấn trái (tương tự).
– 3 Xích tấn phải ( xà tự tấn trái), chân phải chéo trước chân trái hai tay căng côn nằm ngang trên đầu.
– 4 Xích tần trái (tương tự).
– 5 Tấn tự nhiên (rộng bằng vai), hai tay 2 bên hông, côn nằm vòng sau thắt lưng, hai bàn tay úp.
– 6 Tấn tự nhiên, hai tay đan chéo trước bụng, tay phải bên hông trái, tay trái bên hông phải., hai bàn tay úp, côn nằm vòng sau lưng.
– 7 Chảo mã tấn trái, tay phải cầm côn ngang, tay tay cầm côn đứng dưới nách phải
- 8 Chảo mã tấn phải ( tương tự ).
- 9 chảo mã tấn trái, tay phải cầm đoản côn, đoản côn kia kẹp ở nách phải
– 10 Chảo mã tấn phải (tương tự)
– 11 Tự nhiên tấn, tay phải cầm đoản côn, treo đoản côn kia sau vai phải
- 12 Tự nhiên tấn (tương tự)
– 13 Tự nhiên tấn, hai tay 2 bên vai, côn nằm ngang sau cổ.
- 14 Chảo mã phải tay phải nhập 2 đoản côn trong tay dựng đứng tay trái xòe dựng đứng ngang tầm càm.
15 Chảo mã trái (tương tự)
IX . Ý NGHĨA CỦA CÁC THẾ THỦ
Thế Thủ 1 và 2 : từ thế đứng này, ta có thể chuyển bộ thành các thế đỡ, gạt, chặn, bắt, khóa, xiết, đâm, thọc , quất, bổ
Thế Thủ 3 và 4: từ thế thủ này, ta có thể tấn công đối phương bằng những chuyển động hình sin từ trên xuống dưới, từ trái qua phải từ phải qua trái, với một lực ly tâm rất lớn
Thế Thủ 5 và 6 : từ thế thủ này,ta có thể tấn công đối phương bằng những vòng tròn nằm ngang vào hông phải hoặc trái mà đối phương không đoán trước được hướng đi của côn.
Thế Thủ 7 và 8 : từ thế thủ này, ta có thể phóng tới mổ côn vào đầu đối phương rồi rút về thủ thật nhanh gọn.
Thế Thủ 9 và 10 : từ thế thủ này, ta có thể quay tròn côn rồi phóng tới bổ vào đầu đối phương rồi rút về thủ thật nhanh gọn.
Thế Thủ 11 và 12 : Thế thủ khinh địch, có tác dụng như 7 và 8
Thế Thủ 13: thế thủ khinh địch, có tác dụng như 3 và 4.
Thế Thủ 14 và 15: từ thế thủ này,ta có thể phóng côn vào mặt hoặc mắt đối phương rồi thu côn về thật nhanh gọn.
Còn một thế thủ khá đẹp mắt nhưng không hiệu quả (đó là thế thủ hình chữ T.tay P dựng đứng,tay T dưới cùi chỏ P.
Thật ra đó là động tác cuối của một thế xiết cổ trong bài nhị khúc côn hay còn gọi là lưỡng tiết côn.
X .CÁC CÁCH PHÒNG THỦ
1 Đỡ ngang trên đầu (đối phương tấn công từ trên xuống)
2 Chận ngang trước đầu gối (đối phương tấn công từ dưới lên)
3 Đỡ nghiêng một bên (đối phương tấn công xéo từ trên xuống)
4 Đè nghiêng một bên (đối phương tấn công xéo từ dưới lên)
5 Chận đứng một bên (đối phương tấn công vòng ngang vào)
6 Đẩy qua một bên (đối phương đâm thẳng vào)
7 Gạt xuôi theo chân (đối phương tấn công dưới chân)
XI . CÁC CÁCH TẤN CÔNG
1 Bổ thẳng từ trên xuống
2 Móc ngược từ dưới lên
3 Đánh xéo từ trên xuống
4 Quất xéo từ dưới lên
5 Quất ngang từ ngoài vào
6 Thọc thẳng về phía trước
7 Quét vòng dưới chân
XII . CÁC CÁCH KHÓA XIẾT TRÓI
1 Vòng dây xích khóa tay
2 Vòng dây xích khóa chân
3 Vòng dây xích xiết cổ trước
4 Vòng dây xích xiết cổ sau
5 Vòng dây xích trói binh khi đói phương
6 Dùng côn khóa tay dắt
12 THẾ TẤN CÔNG
Thế số 1 : Quay tròn bên phải, phóng chân phải tới bổ côn xuống, thu về nách phải
Thế số 2: Quay số 8 thuận, lên đinh tấn phải đánh xéo xuống tay trái đón bắt côn
Thế số 3 : Quay tròn trên đầu, quất ngang vào, hai tay chéo trước ngực bắt côn
Thế số 4 : Quay tròn trên đầu, quét vào chân, hai tay chéo trước bụng bắt côn
Thế số 5 : Treo côn sau vai phải lên đinh trái bổ côn xuống lót chân trái sau chân phải hất ngược về vai phải, tay trái bắt, lên đinh tấn phải thọc đốc côn vào bùng
Thế thủ số 6 : Thủ côn chéo sau lưng, lên đinh phải đánh chéo xuống 2 lần, bắt côn sau thắ lưng
Thế thủ số 7 : Thủ côn ngang sau cổ, lên đinh phải quất ngang vào đầu vòng xuống quất ngang vào hông, bắt côn sau thắt lưng
Thế thủ số 8 : Thủ côn nghiêng chúi xuống lên tam giác tấn trái quét vào chân, vòng quét ngược lại bắt côn sau thắt lưng.
Thế thủ số 9 : Thủ côn kẹp nách, phóng chân phải tới bổ xuống, chân trái phóng theo lòn sau chân phải, tay trái bắt côn dưới nách phải, thọc cán côn dưới bụng lên đinh phải, thọc cán côn vào mặt.
Thế thủ số 10 : Thủ côn nghiêng chúi xuống, lên chảo trái quất xéo lên, lên chảo phải quất xéo lên, lên đinh phải quất ngang vào, tay trái đón bắt côn.
Thế thủ số 11 : Thủ côn chéo sau lưng, lên đinh phải đánh xéo xuống 2 lần, lòn chân trái sau chân phải, tay trái bắt côn dưới nách, lên đinh phải đâm thẳng.
Thế thủ số 12 : Thủ côn ngang trên đầu, lên đinh phải quất ngang vào đầu, chuyển tam giác tấn quét ngang chân, lên đinh phải móc ngược từ dưới lên, bắt côn dưới nách phải
12 THẾ PHẢN CÔNG
Thế số 1 : Đối phương bổ từ trên xuống, đinh tấnphải.
– Thủ chảo mã phải, côn nghiêng chúi về phía trước.
- Chuyển trọng tâm về chân trái, đứng lên đỡ côn nằm ngang trên đầu.
– Chân phải đá thẳng vào nách, bỏ chân phải xuống đinh tấn.
– Tay trái quay vòng bên phải, bổ xuống tay trái, bắt côn dưới nách phải
Thế số 2 : đối phương chém xéo từ trên xuống đinh tấn phải
- Thủ chảo mã phải, côn nghiêng chúi về phía trước
– Xoay qua trái, xích tấn, đở côn nghiêng bên trái.
– Đạp chân phải vào bụng, bỏ chân phải cuống đinh tấn.
– Tay phải bổ côn xuống đầu, tay trái bắt đón côn.
Thế số 3 : Đối phương chém ngang vào cổ trái
- Thủ chảo mã phải, côn nghiêng chúi về phía trước
- Bước lên đinh tấn phải đỡ nghiêng côn bên trái
– Chuyển bộ đinh tấn trái, xiết tay đối phương.
– Chuyển bộ đinh tấn P,vòng tay P xiết cổ đối phương.
Thế số 4 : Đối phương chém vào chân trái, đinh tấn phải
– Thủ chảo mã phải côn nghiêng chúi về phía trước
- Nhảy lùi độc được phải. tay trái quét bọc theo đùi trái
– Bỏ chân trái xuống đinh tấn, tay trái quất xéo lên vào mặt đối phương
Theo đà tay trái vòng côn xéo ra sau lưng, tay phải đón bắt
Thế số 5 : Đối phương đinh trái bổ xuống, lên đinh phải đâm vào bụng.
- Thủ Chảo mã phải, côn nghiêng chúi về phía trước.
- Chuyển trọng tâm về chân trái, chồm lên đở côn ngang bên đầu
– Bước chân phải lên xoay ngang trung bình tấn, đở côn đứng trước mặt.
– Bước chéo chân trái lên sau chân phải, xích tấn, thọc côn phải vào mặt.
– Xoay lại đinh tấn trái đâm côn trái vào gáy đối phương
Thế số 6 : Đối phương đinh phải chém xéo xuống cổ trái, chém xéo xuống cổ trái
– Thủ chảo mã phải, côn nghiêng chúi về phía trước.
– Xoay qua trái, xích tấn, đỡ côn nghiêng bên trái.
– Xoay lại, đinh trái, đở côn nghiêng bên phải.
- Bước chân phải lên, vòng tay trái xiết cổ đối phương, xuống trung bình tấn.
Thế số 7: Đối phương Đinh phải chém ngang vào cổ trái, chém ngang vào hông phải
- Thủ chảo mã phải, côn nghiêng chúi về phía trước
- Bước lên đinh tấn phải, đở côn nghiêng bên trái
– Xoay qua trái, rút chân phải về chảo mã trái, đỡ côn nghiêng bên phải
– Xiết tay đối phương, chuyển lên đinh trái, xiết cổ đối phương
Thế số 8 : Đối phương đinh phải chém chân trái chém chân phải
– Thủ chảo mã phải, côn nghiêng chúi về phía trước
– Nhảy lùi độc cước phải, tay trái quét bọc theo đùi trái, tay phải bắt côn.
– Nhảy lùi độc cước trái, tay phải quét bọc theo đùi phải
– Theo đà quay bước xuống đinh tấn phải, quất ngang vào đầu đối phương
Theo đà côn,vặn hông xích tấn, tay phải qua hông trái đưa côn vòng sau lưng tay trái đón bắt côn bên hông phải
Thế số 9: Đối phương đinh trái bổ xuống, đâm lên đinh phải đâm vào bụng.
– Thủ chảo mã phải côn nghiêng chúi về phía trước.
– Chuyển trọng tâm về chân trái chồm lên đỡ côn ngang trên đầu
– Bước phải lên xoay ngang trung bình tấn, đở côn đứng trước mặt
– Lui phải về xoay ngang trung bình tấn, đỡ côn đứng trước mặt
– Chuyển bộ đinh phải xiết tay, chuyển bộ tay t khóa tay vắt số 3.
Thế số 10: Đối phương lên chảo mã trái phải, chém xéo từ dưới lên 2 lần, chém ngang đinh phải
– Thủ chảo mã phải, côn nghiêng chúi về phía trước
– Lui chảo mã trái phải,tay phải quay số 8 nằm ngang từ dưới lên
– Chân trái bước ngang tả mã bộ, tay phải quét vào cổ chân đối phương
– Lên đinh tấn phải, tay phải bổ xuống rồi thu về nách phải
Thế số 11: Đối phương đinh phải chém xéo xuống 2 lần, đâm vào bụng
– Thủ Chảo mã phải, côn nghiêng chúi về phía trước
- Xoay qua trái, xích tấn, đỡ nghiêng bên trái
– Xoay qua phải, chảo mã trái đỡ nghiêng bên phải
- Bước phải lên, xoay ngang trung bình tấn, đỡ côn đứng, khóa tay vắt số 6
Thế Số 12: Đối phương lên đinh phải, chém đầu, chém chân, lên đinh trái chém xéo lên.
- Lùi chân trái ngồi hụp xuống,côn thủ nghiêng trên đầu
– Nhảy sang phải, thọc dài chân trái ra sau, đinh tấn trái quất côn xuống (côn cuốn tròn trói chặt binh khí của đối phương). Đá thẳng chân phải vào cổ tay của đối phương, đồng thời quay tay phải quất ngược đầu binh khí quay ngược vào bụng đối phương (chân phải chuyển hửu mã bộ về phía đối phương)
Bài Nhị Khúc Côn Pháp này kết nối với các động tác căn bản, các cách thủ thế, 12 thế tấn công, 12 thế phản công xen kẻ với các cách khóa, xiết và trói theo thứ tự từ số 1 à số 12 trên đồ hình chữ thập và di chuyển tuần hoàn theo hướng Tiền – Hậu – Tả – Hửu.
Nếu người học luyện tập theo đúng từng phần từ động tác căn bản đến 12 thế phản công thì dễ dàng nắm bắt được bài. Ngược lại, nếu nôn nóng học ngay bài thì không đạt được kết quả và cảm thấy khó nhớ.
Phần di chuyển của chân chỉ có bán kính 2 bước, nhưng không gian hoạt động của nhị khúc côn có bán kính đến 2 m và có chiều cao trên 3 m. Mỗi hướng sẽ trình bày một thế. Mỗi thế bắt đầu từ thế thủ,tấn công,thủ thế,phản công.Dứt mỗi thế sẽ có động tác chuyền côn để đổi hướng cho thế tiêp theo. Các thế khóa,xiết,trói,được diễn ý nên người học diễn đạt động tác giống như các đòn khóa gở. Cần tập chuyền tay côn nhiều, trước khi vào bài. Tổng cộng bài có 100 động tác Tĩnh và Động.
I . KHÁI NIỆM
– Nhị khúc côn là 1 loại vũ khí gọn nhẹ, dễ mang theo trong người một cách bán hợp pháp.
– Nhị khúc côn là 1 loại vũ khí rất nguy hiểm vì có thể gây sát thương và dẫn đến tử vong một cách bất ngờ và nhanh chóng mà không gây ra tiếng động lớn.
– Nhị khúc côn là 1 loại vũ khí giết người mà nạn nhân không bị đổ máu và không kịp kêu cứu.
II . HÌNH DÁNG VÀ KÍCH THƯỚC
– Gồm 2 đoản côn hình trụ được nối với 1 dây xích. Có tổng chiều dài trung bình là 80 cm.
- Mỗi đoản côn có chiều dài được đo từ giữa lòng bàn tay đến mút cùi chỏ ( trung bình 32 cm ).
- Mặt cắt của đoản côn hình đa giác đều ( 7 cạnh )
- Đường kính của mặt cắt bằng 1 vòng tròn kép kính giữa đầu ngón tay cái và ngón trỏ ( khoảng 3 cm).
- Đoản côn được làm bằng 1 loại gỗ cứng chắc và bền ( gỗ,căm xe, ) hoặc bằng kim loại ( nhôm, sắc, inox )
- Đoạn dây xích nối 2 đầu côn có chiều dài trung bình từ 16 à 20cm tùy theo vòng bụng của người sử dụng.
III . CÔNG DỤNG
– Phòng thủ : Đỡ, chặn, bắt, khóa, xiết, trói… Tất cả các loại vũ khí khác ( Dao găm, Kiếm, Đao, Côn, Thương, Mã tấu)
- Tấn công : Phóng, Đập , Đánh, Bổ, Mỗ, Gõ, Tạt, Vớt, Quất, Đâm, Thọc, Quét
IV . CÁCH SỬ DỤNG
– Nhị Khúc Côn được sử dụng 1 tay hoặc cùng lúc cả 2 tay và có thể chuyển đổi từ tay này qua tay kia
- Người sử dụng Nhị Khúc Côn có thề linh hoạt di chuyển bàn tay từ đầu côn đến cán côn tùy theo thế đánh đở và loại vũ khí mà đối phương tấn công mình (trung bình ngón cái nằm ở chính giữa côn kể từ 2 đầu).
- Các thế phòng thủ và tấn công phải kết hợp với bộ pháp (bao gồm : Thân pháp, Tấn pháp, Thủ pháp)
- Các đòn đánh ra phải được thu về theo đúng các định luật Vật Lý và Chuyển Động Học .
- Tấn công bằng đoản côn và phòng thủ bằng dây xích .
- Phài liên tục chuyển đổi thế thủ và chuyển côn từ tay này qua tay kia để đánh lạc hướng và làm cho đối phương không phán đoán được hướng tấn công.
V . TÍNH KHOA HỌC VÀ HIỆN ĐẠI
– Nhị khúc côn dựa trên các nguyên lý định luật và vật lý. Trong chuyển động học như : Lực, Phản lực, Lực ly tâm, Định luật quán tính, Sự cân bằng, Trọng tâm, Gia tốc, Chuyển động tròn, Chuyển động sin, Đòn bẩy
- Nhị Khúc Côn là 1 loại vũ khí mới, mang tính cận đại, không có suất xứ đặc thù riêng của một quốc gia nào.
- Nó phù hợp với tất cả mọi người già trẻ Nam Nữ Âu Á
- Nó được xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ 20 cùng với Tài Tử Lý Tiểu Long (Người Trung Hoa nhưng sống và sử dụng Nhị Khúc Côn ở Mỹ)
- Nó được khá nhiều người mang theo trong người để phòng thân dù ít ai biết cách sử dụng và khai thác triệt để.
- Đến nay các võ sư và HLV của các võ phái đều tự luyên riêng cho mình những thế đánh đỡ nhị khúc côn và truyền dạy cho môn sinh nhưng chưa có Võ Phái nào hình thành và hệ thống hóa các đòn thế thành một bài bản đầy đủ mang tính thuyết phục đại bộ phận quần chúng.
VI . TÍNH KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO
– Nhị Khúc Côn này được hình thành từ những tinh hoa cùa kiếm Pháp, Côn Pháp và Mộc Bản Pháp. Kết hợp với các thế khóa gở của môn phái VOVINAM- VIỆT VÕ ĐẠO
VII . CÁCH LUYỆN TẬP CƠ BẢN
Động Tác 1 ( Quay Số 8 Xuống )
– Đứng Lập Tấn, tay phải cầm nhị khúc côn quay vẽ hình số 8 nằm ngang từ trên xuống nhiều lần và đổi qua tay trái cũng quay tương tự.
Động Tác 2 ( Quay Số 8 Lên )
– Đứng Lập Tấn, Tay phải cầm nhị khúc côn quay vẽ hình số 8 nằm ngang từ dưới lên nhiều lần rồi đổi qua tay trái cũng quay tương tự.
Động Tác 3 ( Quay Tròn 2 Bên )
– Đứng lập tấn, tay phải cầm nhị khúc côn quay tròn bên trái từ trên xuống nhiều vòng, rồi từ dưới lên nhiều vòng.
- Đổi tay trái và làm tương tự Hoặc sử dụng cả 2 nhị khúc côn cho cả 2 tay.
Động Tác 4 ( Quay Tròn Trên Đầu )
– Đứng ngang chân bằng vai (tự nhiên tấn) . Tay phải cầm nhị khúc côn quay tròn trên đầu theo chiều kim đồng hồ nhiều lần rồi quay ngược lại
- Đổi tay trái tương tự
Động Tác 5 ( Bắt Côn Dưới Nách )
– Đứng trảo mã trái (chân phải trước). Tay phải treo côn ngoài bắp tay phải. Tay trái nắm bắt đầu côn kia dưới nách phải
– Phóng chân phải tới trước, đồng thời tay phải bỗ côn từ trên xuống (tay trái buông)
– Rút chân phải về như cũ đồng thời quật ngược côn trở về (tay trái bắt lại)
Thực hiện nhiều lần rồi chuyển qua tay trái và cũng làm tương tự
Động Tác 6 ( Kẹp Côn Dưới Nách)
-Đứng trảo mã trái (chân phải trước). Tay phải cầm nhị khúc côn quay tròn từ trên xuống nhiều vòng bên phải rồi phóng chân phải tới trước đồng thời bổ côn xuống.
– Rút chân phải về như cũ, đồng thời theo chiều quay, tay phải đưa đầu côn kia về nách phải kẹp chặt lại
– Thực hiện hiều lần rồi đổi qua tay trái cũng làm tương tự.
Động Tác 7 (Bắt Côn 2 Bên)
– Đứng trảo mã trái (chân phải trước). Tay phải cầm nhị khúc côn quay tròn từ trên xuống nhiều vòng bên trái rồi phóng chân phải tới trước bổ côn xuống tư thế đinh tấn phải
– Đinh tấn phải, theo chiều quay, tay phải đưa đầu côn kia cho tay trái bắt (tay trái vươn dài ra phía sau , tay phải trước ngực , 2 côn thẳng hàng)
– Thực hiện nhiều lần rồi đổi qua tay trái cũng làm như vậy.
Động Tác 8 ( Bắt Côn Qua Vai Sau Lưng )
– Tự nhiên tấn, tay phải cầm nhị khúc côn quay 1 vòng số 8 từ dưới lên.
– Theo chiều quay, tay phải đưa đoạn côn kia qua vai phải xuống lưng
– Ngửa lòng bàn tay trái đón bắt sau lưng, bên hông trái.
– Tương tự thực hiện bên tay trái. Tay phải đón bắt sau lưng (2 côn thẳng hàng, xéo từ vai này qua hông kia)
Thực hiện đổi tay qua lại nhiều lần
Động Tác 9 ( Chuyền Côn Sau Lưng )
– Giống động tác 8, nhưng không quay số 8.
– Chuyền côn liên tục từ phải qua trái, từ trái qua phải nhiều lần.
Động Tác 10 ( Chuyền Côn Qua Eo Sau Lưng )
– Tự nhiên tấn (rộng bằng vai), tay phải cầm nhị khúc côn quay 1 vòng quanh bụng từ phải qua trái đồng thời 2 chân vặn chéo theo qua bên trái thành xích tấn (xà tự tấn). Tay trái đón bắt côn kia bên hông phải (hai tay đan chéo trước bụng, 2 bàn tay úp, dây xích sau thắt lưng)
– Tay trái quay tiếp theo 1 vòng tròn nữa từ phải qua trái đồng thời 2 chân trở lại tấn tự nhiên, tay phải đón bắt đầu côn kia bên hông phải (hai tay ở 2 bên hông, 2 bàn tay ngửa, dây xích sau thắt lưng)
– Tiếp tục thực hiện nhiều lần phải qua trái
– Sau đó thực hiện nhiều lần từ T qua P cũng tương tự như vậy.
Động Tác 11 ( Phóng Côn )
– Đứng trão mã phải (chân trái trước) tay phải cầm 2 đoản côn trong tay (côn trong, côn ngoài).
– Ngón cái và ngón trỏ bấu vào côn ngoài
- 3 ngón còn lại bám chặt côn trong
- Phóng chân phải tới trước và phóng côn ngoài vào mắt đối phương
Rút chân phải về như, đồng thời giựt ngược rút côn ngoài về cho ngón cái và ngón trỏ bắt giữ
VIII . CÁC THẾ ĐỨNG THỦ
-1 Chảo mã tấn phải, tay trái thấp ở phía trước, tay phải cao ở phía sau (côn thẳng, xiên chúi về phía trước, dây xích ngang tầm ngực).
– 2 Chảo mã tấn trái (tương tự).
– 3 Xích tấn phải ( xà tự tấn trái), chân phải chéo trước chân trái hai tay căng côn nằm ngang trên đầu.
– 4 Xích tần trái (tương tự).
– 5 Tấn tự nhiên (rộng bằng vai), hai tay 2 bên hông, côn nằm vòng sau thắt lưng, hai bàn tay úp.
– 6 Tấn tự nhiên, hai tay đan chéo trước bụng, tay phải bên hông trái, tay trái bên hông phải., hai bàn tay úp, côn nằm vòng sau lưng.
– 7 Chảo mã tấn trái, tay phải cầm côn ngang, tay tay cầm côn đứng dưới nách phải
- 8 Chảo mã tấn phải ( tương tự ).
- 9 chảo mã tấn trái, tay phải cầm đoản côn, đoản côn kia kẹp ở nách phải
– 10 Chảo mã tấn phải (tương tự)
– 11 Tự nhiên tấn, tay phải cầm đoản côn, treo đoản côn kia sau vai phải
- 12 Tự nhiên tấn (tương tự)
– 13 Tự nhiên tấn, hai tay 2 bên vai, côn nằm ngang sau cổ.
- 14 Chảo mã phải tay phải nhập 2 đoản côn trong tay dựng đứng tay trái xòe dựng đứng ngang tầm càm.
15 Chảo mã trái (tương tự)
IX . Ý NGHĨA CỦA CÁC THẾ THỦ
Thế Thủ 1 và 2 : từ thế đứng này, ta có thể chuyển bộ thành các thế đỡ, gạt, chặn, bắt, khóa, xiết, đâm, thọc , quất, bổ
Thế Thủ 3 và 4: từ thế thủ này, ta có thể tấn công đối phương bằng những chuyển động hình sin từ trên xuống dưới, từ trái qua phải từ phải qua trái, với một lực ly tâm rất lớn
Thế Thủ 5 và 6 : từ thế thủ này,ta có thể tấn công đối phương bằng những vòng tròn nằm ngang vào hông phải hoặc trái mà đối phương không đoán trước được hướng đi của côn.
Thế Thủ 7 và 8 : từ thế thủ này, ta có thể phóng tới mổ côn vào đầu đối phương rồi rút về thủ thật nhanh gọn.
Thế Thủ 9 và 10 : từ thế thủ này, ta có thể quay tròn côn rồi phóng tới bổ vào đầu đối phương rồi rút về thủ thật nhanh gọn.
Thế Thủ 11 và 12 : Thế thủ khinh địch, có tác dụng như 7 và 8
Thế Thủ 13: thế thủ khinh địch, có tác dụng như 3 và 4.
Thế Thủ 14 và 15: từ thế thủ này,ta có thể phóng côn vào mặt hoặc mắt đối phương rồi thu côn về thật nhanh gọn.
Còn một thế thủ khá đẹp mắt nhưng không hiệu quả (đó là thế thủ hình chữ T.tay P dựng đứng,tay T dưới cùi chỏ P.
Thật ra đó là động tác cuối của một thế xiết cổ trong bài nhị khúc côn hay còn gọi là lưỡng tiết côn.
X .CÁC CÁCH PHÒNG THỦ
1 Đỡ ngang trên đầu (đối phương tấn công từ trên xuống)
2 Chận ngang trước đầu gối (đối phương tấn công từ dưới lên)
3 Đỡ nghiêng một bên (đối phương tấn công xéo từ trên xuống)
4 Đè nghiêng một bên (đối phương tấn công xéo từ dưới lên)
5 Chận đứng một bên (đối phương tấn công vòng ngang vào)
6 Đẩy qua một bên (đối phương đâm thẳng vào)
7 Gạt xuôi theo chân (đối phương tấn công dưới chân)
XI . CÁC CÁCH TẤN CÔNG
1 Bổ thẳng từ trên xuống
2 Móc ngược từ dưới lên
3 Đánh xéo từ trên xuống
4 Quất xéo từ dưới lên
5 Quất ngang từ ngoài vào
6 Thọc thẳng về phía trước
7 Quét vòng dưới chân
XII . CÁC CÁCH KHÓA XIẾT TRÓI
1 Vòng dây xích khóa tay
2 Vòng dây xích khóa chân
3 Vòng dây xích xiết cổ trước
4 Vòng dây xích xiết cổ sau
5 Vòng dây xích trói binh khi đói phương
6 Dùng côn khóa tay dắt
12 THẾ TẤN CÔNG
Thế số 1 : Quay tròn bên phải, phóng chân phải tới bổ côn xuống, thu về nách phải
Thế số 2: Quay số 8 thuận, lên đinh tấn phải đánh xéo xuống tay trái đón bắt côn
Thế số 3 : Quay tròn trên đầu, quất ngang vào, hai tay chéo trước ngực bắt côn
Thế số 4 : Quay tròn trên đầu, quét vào chân, hai tay chéo trước bụng bắt côn
Thế số 5 : Treo côn sau vai phải lên đinh trái bổ côn xuống lót chân trái sau chân phải hất ngược về vai phải, tay trái bắt, lên đinh tấn phải thọc đốc côn vào bùng
Thế thủ số 6 : Thủ côn chéo sau lưng, lên đinh phải đánh chéo xuống 2 lần, bắt côn sau thắ lưng
Thế thủ số 7 : Thủ côn ngang sau cổ, lên đinh phải quất ngang vào đầu vòng xuống quất ngang vào hông, bắt côn sau thắt lưng
Thế thủ số 8 : Thủ côn nghiêng chúi xuống lên tam giác tấn trái quét vào chân, vòng quét ngược lại bắt côn sau thắt lưng.
Thế thủ số 9 : Thủ côn kẹp nách, phóng chân phải tới bổ xuống, chân trái phóng theo lòn sau chân phải, tay trái bắt côn dưới nách phải, thọc cán côn dưới bụng lên đinh phải, thọc cán côn vào mặt.
Thế thủ số 10 : Thủ côn nghiêng chúi xuống, lên chảo trái quất xéo lên, lên chảo phải quất xéo lên, lên đinh phải quất ngang vào, tay trái đón bắt côn.
Thế thủ số 11 : Thủ côn chéo sau lưng, lên đinh phải đánh xéo xuống 2 lần, lòn chân trái sau chân phải, tay trái bắt côn dưới nách, lên đinh phải đâm thẳng.
Thế thủ số 12 : Thủ côn ngang trên đầu, lên đinh phải quất ngang vào đầu, chuyển tam giác tấn quét ngang chân, lên đinh phải móc ngược từ dưới lên, bắt côn dưới nách phải
12 THẾ PHẢN CÔNG
Thế số 1 : Đối phương bổ từ trên xuống, đinh tấnphải.
– Thủ chảo mã phải, côn nghiêng chúi về phía trước.
- Chuyển trọng tâm về chân trái, đứng lên đỡ côn nằm ngang trên đầu.
– Chân phải đá thẳng vào nách, bỏ chân phải xuống đinh tấn.
– Tay trái quay vòng bên phải, bổ xuống tay trái, bắt côn dưới nách phải
Thế số 2 : đối phương chém xéo từ trên xuống đinh tấn phải
- Thủ chảo mã phải, côn nghiêng chúi về phía trước
– Xoay qua trái, xích tấn, đở côn nghiêng bên trái.
– Đạp chân phải vào bụng, bỏ chân phải cuống đinh tấn.
– Tay phải bổ côn xuống đầu, tay trái bắt đón côn.
Thế số 3 : Đối phương chém ngang vào cổ trái
- Thủ chảo mã phải, côn nghiêng chúi về phía trước
- Bước lên đinh tấn phải đỡ nghiêng côn bên trái
– Chuyển bộ đinh tấn trái, xiết tay đối phương.
– Chuyển bộ đinh tấn P,vòng tay P xiết cổ đối phương.
Thế số 4 : Đối phương chém vào chân trái, đinh tấn phải
– Thủ chảo mã phải côn nghiêng chúi về phía trước
- Nhảy lùi độc được phải. tay trái quét bọc theo đùi trái
– Bỏ chân trái xuống đinh tấn, tay trái quất xéo lên vào mặt đối phương
Theo đà tay trái vòng côn xéo ra sau lưng, tay phải đón bắt
Thế số 5 : Đối phương đinh trái bổ xuống, lên đinh phải đâm vào bụng.
- Thủ Chảo mã phải, côn nghiêng chúi về phía trước.
- Chuyển trọng tâm về chân trái, chồm lên đở côn ngang bên đầu
– Bước chân phải lên xoay ngang trung bình tấn, đở côn đứng trước mặt.
– Bước chéo chân trái lên sau chân phải, xích tấn, thọc côn phải vào mặt.
– Xoay lại đinh tấn trái đâm côn trái vào gáy đối phương
Thế số 6 : Đối phương đinh phải chém xéo xuống cổ trái, chém xéo xuống cổ trái
– Thủ chảo mã phải, côn nghiêng chúi về phía trước.
– Xoay qua trái, xích tấn, đỡ côn nghiêng bên trái.
– Xoay lại, đinh trái, đở côn nghiêng bên phải.
- Bước chân phải lên, vòng tay trái xiết cổ đối phương, xuống trung bình tấn.
Thế số 7: Đối phương Đinh phải chém ngang vào cổ trái, chém ngang vào hông phải
- Thủ chảo mã phải, côn nghiêng chúi về phía trước
- Bước lên đinh tấn phải, đở côn nghiêng bên trái
– Xoay qua trái, rút chân phải về chảo mã trái, đỡ côn nghiêng bên phải
– Xiết tay đối phương, chuyển lên đinh trái, xiết cổ đối phương
Thế số 8 : Đối phương đinh phải chém chân trái chém chân phải
– Thủ chảo mã phải, côn nghiêng chúi về phía trước
– Nhảy lùi độc cước phải, tay trái quét bọc theo đùi trái, tay phải bắt côn.
– Nhảy lùi độc cước trái, tay phải quét bọc theo đùi phải
– Theo đà quay bước xuống đinh tấn phải, quất ngang vào đầu đối phương
Theo đà côn,vặn hông xích tấn, tay phải qua hông trái đưa côn vòng sau lưng tay trái đón bắt côn bên hông phải
Thế số 9: Đối phương đinh trái bổ xuống, đâm lên đinh phải đâm vào bụng.
– Thủ chảo mã phải côn nghiêng chúi về phía trước.
– Chuyển trọng tâm về chân trái chồm lên đỡ côn ngang trên đầu
– Bước phải lên xoay ngang trung bình tấn, đở côn đứng trước mặt
– Lui phải về xoay ngang trung bình tấn, đỡ côn đứng trước mặt
– Chuyển bộ đinh phải xiết tay, chuyển bộ tay t khóa tay vắt số 3.
Thế số 10: Đối phương lên chảo mã trái phải, chém xéo từ dưới lên 2 lần, chém ngang đinh phải
– Thủ chảo mã phải, côn nghiêng chúi về phía trước
– Lui chảo mã trái phải,tay phải quay số 8 nằm ngang từ dưới lên
– Chân trái bước ngang tả mã bộ, tay phải quét vào cổ chân đối phương
– Lên đinh tấn phải, tay phải bổ xuống rồi thu về nách phải
Thế số 11: Đối phương đinh phải chém xéo xuống 2 lần, đâm vào bụng
– Thủ Chảo mã phải, côn nghiêng chúi về phía trước
- Xoay qua trái, xích tấn, đỡ nghiêng bên trái
– Xoay qua phải, chảo mã trái đỡ nghiêng bên phải
- Bước phải lên, xoay ngang trung bình tấn, đỡ côn đứng, khóa tay vắt số 6
Thế Số 12: Đối phương lên đinh phải, chém đầu, chém chân, lên đinh trái chém xéo lên.
- Lùi chân trái ngồi hụp xuống,côn thủ nghiêng trên đầu
– Nhảy sang phải, thọc dài chân trái ra sau, đinh tấn trái quất côn xuống (côn cuốn tròn trói chặt binh khí của đối phương). Đá thẳng chân phải vào cổ tay của đối phương, đồng thời quay tay phải quất ngược đầu binh khí quay ngược vào bụng đối phương (chân phải chuyển hửu mã bộ về phía đối phương)
Bài Nhị Khúc Côn Pháp này kết nối với các động tác căn bản, các cách thủ thế, 12 thế tấn công, 12 thế phản công xen kẻ với các cách khóa, xiết và trói theo thứ tự từ số 1 à số 12 trên đồ hình chữ thập và di chuyển tuần hoàn theo hướng Tiền – Hậu – Tả – Hửu.
Nếu người học luyện tập theo đúng từng phần từ động tác căn bản đến 12 thế phản công thì dễ dàng nắm bắt được bài. Ngược lại, nếu nôn nóng học ngay bài thì không đạt được kết quả và cảm thấy khó nhớ.
Phần di chuyển của chân chỉ có bán kính 2 bước, nhưng không gian hoạt động của nhị khúc côn có bán kính đến 2 m và có chiều cao trên 3 m. Mỗi hướng sẽ trình bày một thế. Mỗi thế bắt đầu từ thế thủ,tấn công,thủ thế,phản công.Dứt mỗi thế sẽ có động tác chuyền côn để đổi hướng cho thế tiêp theo. Các thế khóa,xiết,trói,được diễn ý nên người học diễn đạt động tác giống như các đòn khóa gở. Cần tập chuyền tay côn nhiều, trước khi vào bài. Tổng cộng bài có 100 động tác Tĩnh và Động.
Similar topics
» Bài Nhị Khúc Côn của Vovinam
» Tấn Pháp Vovinam – Việt Võ Đạo
» Bán"Côn Nhị Khúc" đủ loại - nunchaku - connhikhuc - con nhi khuc - bokken - kendo - karate - aikido
» Hầu quyền – Việt Võ Đạo
» Tuyệt kỹ Việt võ đạo
» Tấn Pháp Vovinam – Việt Võ Đạo
» Bán"Côn Nhị Khúc" đủ loại - nunchaku - connhikhuc - con nhi khuc - bokken - kendo - karate - aikido
» Hầu quyền – Việt Võ Đạo
» Tuyệt kỹ Việt võ đạo
:: Trung Tâm Võ Thuật :: Môn Phái Vovinam :: Chiêu Thức
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Sun Mar 11, 2012 10:18 am by DragonSpirit
» Trốc Cước Phần một
Sun Mar 11, 2012 10:18 am by DragonSpirit
» Bí Quyết Luyện Khí Công Của Người Nhật
Sun Mar 11, 2012 10:16 am by DragonSpirit
» Bí Quyết Luyện Khí Công Của Người Nhật
Sun Mar 11, 2012 10:16 am by DragonSpirit
» Sự Thật Và Huyền Thoại Môn Phái Cái Bang
Sun Mar 11, 2012 10:15 am by DragonSpirit
» Uống nhiều nước khi luyện tập có thể gây tử vong
Sun Mar 11, 2012 10:14 am by DragonSpirit
» Căn Bản - Tập Nóng Người
Sun Mar 11, 2012 10:13 am by DragonSpirit
» Phách Quải Quyền
Sun Mar 11, 2012 10:12 am by DragonSpirit
» ''Cười'' Không Biết Là Phải Mặc Quần Áo
Sun Mar 11, 2012 10:11 am by DragonSpirit
» Bán"Côn Nhị Khúc" đủ loại - nunchaku - connhikhuc - con nhi khuc - bokken - kendo - karate - aikido
Fri Mar 09, 2012 9:13 am by DragonSpirit
» Yến Phi Quyền – Tinh hoa Võ cổ truyền Việt Nam
Thu Mar 08, 2012 6:36 pm by DragonSpirit
» Bài quyền Ngọc trản ngân đài – Văn hóa Võ cổ truyền Việt Nam
Thu Mar 08, 2012 6:27 pm by DragonSpirit
» Lão Hổ Thượng Sơn một trong 10 bài quốc Võ Việt Nam
Thu Mar 08, 2012 6:23 pm by DragonSpirit
» Hùng kê quyền
Thu Mar 08, 2012 6:21 pm by DragonSpirit
» Kỹ thuật đánh mộc nhân – Phái Nam Huỳnh Đạo
Thu Mar 08, 2012 6:20 pm by DragonSpirit