Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Kiếm pháp trong Aikido

Go down

Kiếm pháp trong Aikido Empty Kiếm pháp trong Aikido

Bài gửi by DragonSpirit Thu Mar 08, 2012 1:07 pm

Mặc dù trong chương trình giảng dạy của Aikikai hiện nay, không có dạy Kiếm (Ken) và Gậy (Jo), ý kiến của nhiều vị Đại sư Aikido, đệ tử đích truyền của Tổ sư, là nên có Ken và Jo trong chương trình giảng dạy.

Như cố Đại sư Nishio: “Không thể tự cho mình là một Budoka chân chính nếu không biết sử dụng Kiếm một cách thành thạo; trong việc dạy các đòn thế Aikido (vì chúng cơ bản phát xuất từ Kiếm) và dạy Kiếm pháp. Vì Kiếm là linh hồn của một Samurai”.

Kiếm pháp trong Aikido Shoji%20Nishio6
Ý kiến trên đây của Đại sư Nishio được sự đồng tình của nhiều vị Đại sư khác như Tamura, Saotome, … và đương nhiên của cố Đại sư Saito, người đã sống với Tổ sư Ueshiba nốt quãng đời người ở Iwama (1941 – 1969) và đã tiếp nhận, nhiều hơn bất cứ nội đệ tử nào của Tổ sư (kể cả cố Đạo chủ Kisshomaru), di sản Aikido của Tổ sư (trong đó có Kiếm pháp và Côn pháp).

Tuy Ken và Jo không được đưa vào giảng dạy cho Yudansha, nhưng như vậy không có nghĩa là tại Hombu Dojo không có những vị Kiếm sĩ lừng danh. Chẳng hạn như Đại sư Nishio Shoji vốn được xưng tụng là Đệ nhất Kiếm của Hombu Dojo vào đầu thập niên 70 của thế kỷ trước. Ảnh của ông được đặt một cách trang trọng ở đầu tập 2 bộ “Aikido truyền thống” của Đại sư Saito. Tuyệt chiêu Iaido của ông cũng được các trưởng lão của Hombu Dojo công nhận trong hệ thống kỹ thuật của mình.

Riêng Đại sư Saotome, được xem như nội đệ tử cuối cùng của Tổ sư và đã rời Hombu ít lâu sau khi Tổ sư mãn phần, ngoài việc sử dụng Ken như là cách để minh giải đòn thế Tai Jutsu của Aikido, ông còn đưa vào giáo trình của mình môn Nito (Nhị đao).
Kiếm pháp trong Aikido Saotome-sensei-2
Chúng ta biết tại Nhật, nhiều lưu phái sử dụng Nhị đao; trong số đó có nhiều lưu phái xem Miyamoto Musashi là sáng Tổ, người đã sáng lập trường phái kiếm Niten Ichi ryu ( còn có tên là Nito Ichi ryu).

(xin xem mục LÝ THUYẾT, bản dịch“Ngũ luân thư”(Gorin no sho), tác giả Miyamoto Musashi).

Sau khi Đại sư Shoji Nishio qua đời, một trong những đệ tử đích truyền thành đạt nhất của ông là Vs.Hattori đã đến định cư cùng gia đình tại Thái Lan. Và hiện ông đã thiết lập một Đạo đường ở Chieng Mai, thành phố trên cao của Thái Lan (tương tự như Đà Lạt ở Việt Nam). Vs.Hattori rất thường xuyên tham dự các sinh hoạt Aikido cấp quốc gia, cấp vùng và cấp quốc tế. Năm vừa qua (2007), ông đã hướng dẫn một cuộc tập huấn quốc tế tại Singapor, và từ Việt Nam, các Vs.Đặng Văn Phát, Nguyễn Thị Thanh Loan … đã tham dự.

Ai đã từng xem các cuộc biểu diễn của Đs.Nishio đều kinh ngạc về tài năng siêu phàm của ông. Và khi chứng kiến cách thi triển Kiếm pháp của Vs.Hattori, người ta không khỏi mừng thầm cho Đs.Nishio, vì đã có một hậu truyền nhân trung thành và tâm đắc như vậy.
DragonSpirit
DragonSpirit
Administrator
Administrator

Tổng số bài gửi : 104
Ngày Tham Gia : 04/03/2012
Đến từ : TP Hồ Chí Minh

http://vothuat.eazy.vn

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết